Bệnh Lem lép hạt hại lúa do nấm gây hại vỏ trấu và hạt gây ra, đây là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây lúa, nếu phát bệnh sớm có thể làm cây lúa không ra hạt còn mắc muộn có thể làm giảm độ chắc cũng như trọng lượng hạt đáng kể.
Dưới đây chúng tôi xin phép được giới thiệu một số nguyên nhân, biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa, đặc biệt công nghệ nông nghiệp cao như Máy bay nông nghiệp giải quyết vấn đề gì trong công việc phòng ngừa căn bệnh này gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt cho lúa là một loại nấm thuộc chi Phytophthora trong ngành Deuteromycota.
Bệnh lem lép hạt ở lúa có một số đặc điểm như sau:
Bệnh lem lép hạt bắt đầu xuất hiện trên hạt lúa
Khi cây lúa bắt đầu bị mắc bệnh lem lép hạt sẽ xuất hiện các đốm nhỏ rồi dần phát triển thành các đốm có hình bầu dục, mép không rõ ràng. Đặc biệt một hạt lúa sẽ có nhiều vết đốm, những đốm này lan rộng rồi hợp với nhau vì vậy chúng có thể lây lan rộng ra toàn bộ hạt.
Sau đó vết bệnh sẽ có màu nhạt hơn rồi chuyển sang màu trắng, trường hợp bệnh nặng nhất là hạt lúa có màu trắng và có nhiều đốm đen nhỏ là mủ của bệnh lem lép hạt.
Bệnh lem lép hạt ở Lúa thường bị mắc vào một số thời điểm như sau:
Lem lép hạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng Lúa
Đường Lây lan bệnh lem lép hạt
Để hiểu sự nguy hiểm căn bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu những trường hợp lây lan mầm bệnh lem lép hạt cho lúa:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lem lép hạt hại Lúa
Nguyên nhân gây ra bệnh lem lép hạt là do nấm gây ra vì vậy để phòng trừ loại bệnh này chúng ta nên thực hiện các công việc liên quan đến vệ sinh đất, môi trường cũng như quá trình chăm sóc cây trồng, dưới đây là một số biện pháp phòng trừ loại bệnh nguy hiểm này:
2.1. Chọn giống, khử trùng
Do phát sinh từ nấm nên chúng ta chọn giống lúa có sức đề kháng tốt, đặc biệt phải được khử trùng nghiêm ngặt, giống sạch bệnh.
2.2. Xử lý hạt lép
Hạt lép là dấu hiệu của bệnh lem lép hạt, vì vậy để đề phòng cách tốt nhất chúng ta nên loại bỏ hạt này càng sớm càng tốt, sau đó đem đi đốt để hạn chế nguồn lây lan bệnh.
2.3. Chăm sóc lúa
Như phân tích trên ta thấy, khi cây lúa phát triển muộn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lem lép hạt, vì vậy khi chăm sóc chúng ta không bón quá nhiều lân đạm nhưng cũng không được bón muộn.
2.4. Kết hợp thuốc phòng bệnh lem lép hạt
Đặc biệt những khu vực ruộng bị mắc bệnh lâu năm ta nên phun thuốc phòng trừ ngay đầu vụ và giai đoạn chín hoặc có thể phun phòng trừ giai đoạn chính sữa.
Đối với căn bệnh lem lép hạt việc ứng dụng máy bay nông nghiệp sẽ có một số nhiệm vụ chính liên quan đến giám sát, kịp thời vụ trong vấn đề bón phân và phun thuốc phòng trừ bệnh, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu những giải pháp máy bay nông nghiệp cho công tác phòng trừ bệnh lem lép hạt.
3.1. Giám sát nông nghiệp
Ngày nay công nghệ AI phát triển mạnh mẽ, đặc biệt công nghệ phân tích hình ảnh, những chiếc drone có nhiệm vụ thu thập hình ảnh, dữ liệu sẽ được phân tích từ đó giúp bà con nhanh chóng phát hiện sức khỏe cây lúa để có phương án xử lý kịp thời. Công nghệ này đặc biệt hiệu quả với những cánh đồng rộng lớn hoặc đi lại khó khăn.
3.2. Khử trùng, cải tạo đất
Máy bay nông nghiệp ngày nay không chỉ phun thuốc và chúng còn có nhiệm vụ rải phân bón sạ giống đặc biệt với dòng drone hiện đại còn có thể rải phân được bột vì vậy chúng có thể làm một số công việc như:
Cors giúp máy bay nông nghiệp GlobalCheck tạo ra sự khác biệt lớn
3.3.Kịp thời chăm sóc và trị bệnh
Khi phát hiện triệu chứng bệnh lem lép hạt, đồng nghĩa với việc bệnh đã bắt đầu gây hại cho lúa, vì vậy chúng ta phải nhanh chóng phun thuốc trị bệnh, đặc biệt với hộ sở hữu diện tích canh tác lớn chúng ta khó có thể kịp thời chữa bệnh do phun thủ công rất chậm và việc thuê lao động cũng rất khó khăn.
Chỉ khi sử dụng máy bay xịt thuốc với công suất có thể đạt 80 hecta/ ngày mới có thể đảm bảo nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh từ đó đảm bảo năng suất và chất lượng cây lúa.
Còn về vấn đề chăm sóc, khi ta bón phân không đều dẫn đến có quá nhiều, cây lúa quá xanh tạo điều kiện mầm bệnh phát triển, ngoài ra nếu diện tích lớn ta bón không kịp thời làm thời gian cây lúa trưởng thành chậm cũng là nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt.
Như vậy việc sử dụng máy bay nông nghiệp sẽ giúp chúng ta rải phân, phun thuốc đều và kịp thời từ đó giúp bà con phòng trừ bệnh lem lép hạt hiệu quả.
G600 là dòng drone được thiết kế chuyên phục vụ cho khu vực trồng lúa, vì vậy chúng còn được gọi là Máy bay xịt lúa với công suất và dung tích lớn, ổn định cao. Dưới đây là một số thông số cần quan tâm về chiếc G600.
Chi tiết: Máy bay xịt thuốc G600
Ngoài chiếc máy bay nông nghiệp G600 chúng tôi còn rất nhiều dòng drone khác cũng như nhiều thiết bị thông minh trong sản xuất nông nghiệp, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.