Tín chỉ Carbon là gì? Hướng tới môi trường xanh

01-04-2024

Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại chứng nhận cho phép chủ sở hữu được quyền thải khí carbon dioxide hoặc khí thải nhà kính khác. Mỗi một tín chỉ carbon được tính bằng 1 tấn CO2 .

Ghi chú: Tín chỉ Carbon có thể được quy đổi tương đương từ các loại khí nhà kính khác như CH4, NO2.

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN CHỈ CARBON

Tín chỉ Carbon là công cụ quan trọng trong quá trình xây dựng cơ chế kinh tế xanh bảo vệ môi trường, ví dụ năm 2025 tới dự kiến Liên hợp quốc sẽ thông qua dự thảo về thị trường giao dịch tín chỉ Carbon.

Sự ra đời của thị trường mua bán tín chỉ Carbon không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là cơ hội các doanh nghiệp phát triển kinh doanh và chuyển đổi kinh tế bền vững.

Dưới đây là lợi ích mang lại khi khi thị trường giao dịch tín chỉ Carbon đi vào hoạt động:

  • Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
  • Tạo ra nguồn tài chính để đầu tư vào các dự án giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
  • Giúp các quốc gia và khu vực đang phát triển thực hiện các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính.

Từ những phân tích trên ta thấy, Tín chỉ Carbon có vai trò quan trọng trong kế hoạch giảm phát thải ròng khí nhà kính về không vào năm 2050 bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân bằng những cơ chế lợi ích cụ thể.

Các nước đạt thỏa thuận phát thải khí khí nhà kính về không vào năm 2050 tại DubaiCác nước đạt thỏa thuận phát thải khí khí nhà kính về không vào năm 2050 tại Dubai

Đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam với nguồn tài chính hạn hẹp, chúng ta có thể bán tín chỉ carbon lấy kinh phí bù lại chi phí đầu tư kinh tế xanh, vừa bảo vệ môi trường vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế.

II. THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON

Tín chỉ carbon ra đời với mục đích là sản phẩm trên thị trường tín giao dịch tín chỉ carbon, vì vậy để hiểu về tín chỉ Carbon chúng ta cần tìm hiểu về thị trường giao dịch tín chỉ carbon.

Thị trường giao dịch tín chỉ carbon là nơi diễn ra hoạt động mua bán tín chỉ carbon. Thị trường này được chia thành hai loại chính: thị trường tín chỉ carbon bắt buộc và thị trường tín chỉ carbon tự nguyện.

  • Thị trường bắt buộc: đây là thị trường bắt buộc theo quy định của Chính phủ hoặc tổ chức quốc tế, bắt buộc mọi người phải tuân theo.
  • Thị trường tự nguyện: Chính phủ hoặc tổ quốc tế không quy định mà nó hoạt động hoàn mang tinh thần tự nguyện.

Tại Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon bắt đầu được hình thành từ năm 2017, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2017/NĐ-CP về mua bán, trao đổi tín chỉ phát thải khí nhà kính. Theo quy định của Nghị định này, các dự án giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận bởi tổ chức quốc tế hoặc tổ chức quốc gia được ủy quyền sẽ được cấp tín chỉ carbon.

Công ty CP Đại Thành ký kết với TNHH Green Carbon phát triển nông nghiệp xanhCông ty CP Đại Thành ký kết với TNHH Green Carbon phát triển nông nghiệp xanh

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, do Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính cũng tăng nhanh. Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, như rừng, năng lượng tái tạo, có thể được khai thác để tạo ra tín chỉ carbon.

III. CÔNG NGHỆ GIÚP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CARBON TRONG NÔNG NGHIỆP

Khí carbon là yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng không chỉ giúp nâng cao năng suất cây trồng mà còn giảm phát thải khí Carbon.

Dưới đây là một số công nghệ giúp giảm phát thải khí nhà kính chúng ta cần quan tâm.

3.1. Máy bay nông nghiệp

Đây là thiết bị thực hiện các công việc như: phun thuốc, rải phân bón, sạ lúa,… ưu điểm vượt trội của công nghệ này giúp giảm phát thải khí carbon như:

  • Tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: với công nghệ phun ly tâm và hiệu quả phun thuốc cao giúp bảo vệ môi trường đất,nước và không khí hạn chế tối đa phát thải Carbon do các hoạt động sinh trao đổi chất, vi sinh vật,…
  • Tiết kiệm giống: với mật độ đều giúp hạn chế tối đa cây chết, sinh trưởng yếu giảm phát thải khí nhà kính khi phân hủy thực vật.

Công nghệ phun ly tâm giúp Máy bay nông nghiệp tiết kiệm tối đa thuốc BVTVCông nghệ phun ly tâm giúp Máy bay nông nghiệp tiết kiệm tối đa thuốc BVTV

Từ những phân tích trên chúng ta thấy, Máy bay nông nghiệp nghiệp không chỉ tăng công suất, hiệu quả mà còn góp phần bảo vệ môi trường giảm phát thải khí Carbon ra môi trường bên ngoài.

3.2. Thiết bị san phẳng mặt ruộng

Công nghệ giúp mặt ruộng được san phẳng giúp tiết kiệm nhiều thứ như: nước, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,… góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải khí Carbon như:

  • Tiết kiệm nước: bản thân hoạt động cấp nước đã sinh ra khí carbon, không chỉ vậy môi trường nước còn kích thích vi khuẩn hoạt động phát sinh khí metan một thành phần gây ra hiệu ứng nhà kính.
  • Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón: thuốc bảo vệ thực vật và phân bón khi sử dụng những phản ứng hóa học giữa thuốc và môi trường tạo ra khí Carbon vì vậy giảm thiểu sử dụng thuốc và phân bón cũng chính là giảm phát thải khí nhà kính.

Ngoài những công nghệ trên còn rất nhiều công nghệ nông nghiệp khác giúp giảm phát thải khí Carbon, để được tư vấn về những công nghệ nông nghiệp xanh xin vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu "NHẬN TƯ VẤN" chúng tôi sẽ liên hệ ngay sau khi nhận được yêu cầu.