Việt Nam Học Gì Từ Nền Nông Nghiệp Trung Quốc Áp Dụng AI?

09-07-2025

Từ một nước luôn bị nạn đói hoành hành đến nay Việt Nam đã vươn lên thuộc top những nước xuất khẩu nông sản lớn, tuy đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng so với nền nông nghiệp Trung Quốc có lẽ chúng ta vẫn phải học hỏi nhiều.

Từ bài viết “AI đang 'viết' lại nông thôn Trung Quốc thế nào” của báo vnexpress (linh bài viết để ở cuối bài) cho thấy thực sự nền nông nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc đã vươn lên tầm hàng đầu Thế Giới. Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu liệu Việt Nam học hỏi được gì từ việc Trung Quốc ứng dụng AI vào trong sản xuất nông nghiệp.

1. Bài Học Từ Trung Quốc: Ứng Dụng AI Trong Nông Nghiệp

Không phải tuyệt đối, nhưng hiện nay ta có thể nói Thế giới làm được gì Trung quốc làm được cái đó, đặc biệt Trung Quốc đang tận dụng AI để giải quyết các thách thức trong nông nghiệp một cách hiệu quả. Tiêu biểu một số ứng dụng tiêu biểu đã được dẫn trứng trên báo vnexpress như:

1.1. Kiểm soát dịch hại bằng drone và AI:

Drone Nông nghiệp được sử dụng để thu thập dữ liệu về tình trạng cây trồng, sau đó các thuật toán AI phân tích dữ liệu để phát hiện sớm sâu bệnh. Khi xác định được khu vực cây trồng bị sâu bệnh, những chiếc máy bay phun thuốc sẽ tới trực tiếp tọa độ đó để thực hiện công việc phun thuốc.

Nói về công nghệ này Việt Nam hoàn toàn có thể làm được khi chúng ta đã có hệ thống định vị chính xác như DTALS của Đại Thành, những chiếc drone do thám, những chiếc máy bay phun thuốc công suất lớn với khả năng hoạt động hàng kilomet. Chúng ta có thể áp dụng công nghệ này để bảo vệ cây trồng trước các dịch bệnh phổ biến như rầy nâu hay sâu đục thân.

Drone nông nghiệp sử dụng quang phổ để xác định tình trạng dinh dưỡng của cây đàoDrone nông nghiệp sử dụng quang phổ để xác định tình trạng dinh dưỡng của cây đào

1.2. Chatbot hỗ trợ nông dân

Các chatbot AI như "Mr. Lan" ở Quảng Đông hay "Xiong Xiaonong" ở Hà Bắc cung cấp thông tin và hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, giúp nông dân đưa ra quyết định nhanh chóng. Với công nghệ này Việt Nam cũng hoàn toàn có thể xây dựng được bởi chúng ta đã được thừa hưởng nền tảng công nghệ của thế giới.

Để làm được việc này chúng ta chỉ cần thực hiện một số công việc như:

  • Xây dựng hệ thống tài liệu chuẩn.
  • Xây dựng chatbot phân tích tài liệu để trả lời người dân.

Nhờ những nền tảng AI có sẵn, việc xây dựng những chatbot thực sự không quá phức tạp, chúng ta có thể xây dựng các chatbot cung cấp lời khuyên phù hợp với điều kiện địa phương, chẳng hạn như cách trồng lúa nước hay nuôi trồng thủy sản.

Những công nghệ này không chỉ tăng năng suất mà còn giúp nông dân tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Việt Nam, với diện tích đất nông nghiệp lớn và khí hậu đa dạng, có thể hưởng lợi lớn từ việc áp dụng các giải pháp tương tự.

Một robot hái trà ứng dụng AI tại cánh đồng trà Long Tỉnh ở Hàng Châu vào tháng 4Một robot hái trà ứng dụng AI tại cánh đồng trà Long Tỉnh ở Hàng Châu vào tháng 4

2. Vai Trò Của Chính Phủ Trong Việc Thúc Đẩy Công Nghệ

Ở Trung Quốc, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai công nghệ AI. Ví dụ, chatbot "Mr. Lan" được giới thiệu bởi chính quyền thành phố Triệu Khánh để hỗ trợ nông dân trồng hoa lan, trong khi "Xiong Xiaonong" là sáng kiến của tân khu Hùng An. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận công nghệ và khuyến khích đổi mới.

Việt Nam cũng cần sự tham gia tích cực của chính phủ để thúc đẩy công nghệ trong nông nghiệp. Chính phủ có thể:

  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, như mạng internet ở vùng nông thôn.
  • Hỗ trợ phát triển các giải pháp AI giá rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân.
  • Tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ cho người dân.

Sự hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp công nghệ cũng có thể giúp tạo ra các công cụ AI phù hợp với đặc thù nông nghiệp Việt Nam, chẳng hạn như quản lý mùa vụ lúa hay nuôi tôm.

Nông dân Trung Quốc học ứng dụng AI vào Nông nghiệp công nghệ caoNông dân Trung Quốc học ứng dụng AI vào Nông nghiệp công nghệ cao

3. Thách Thức Và Giải Pháp Khi Áp Dụng Tại Việt Nam

Mặc dù tiềm năng của AI trong nông nghiệp là rất lớn, Việt Nam sẽ đối mặt với một số thách thức khi học hỏi từ Trung Quốc:

  • Chênh lệch công nghệ giữa các vùng miền: Các khu vực nông thôn xa xôi thường thiếu internet và thiết bị hiện đại. Để khắc phục, Việt Nam cần mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp thiết bị công nghệ giá rẻ cho nông dân.
  • Thiếu kỹ năng công nghệ: Nhiều nông dân Việt Nam, đặc biệt là người lớn tuổi, có thể không quen với việc sử dụng công nghệ mới. Chính phủ và các tổ chức cần triển khai các khóa học về sử dụng drone, ứng dụng AI, và các công cụ kỹ thuật số khác để đảm bảo nông dân có thể tận dụng tối đa công nghệ.
  • Nguồn lực hạn chế: Công bằng mà nói nguồn lực từ cả con người, vốn của nước ta so với Trung Quốc  còn hạn chế hơn rất nhiều.

4. Kết Luận Bài Học Cho Nền Nông Nghiệp Việt Nam

Việt Nam có thể học hỏi từ Trung Quốc cách ứng dụng AI để hiện đại hóa nông nghiệp, từ việc sử dụng drone và chatbot đến sự hỗ trợ của chính phủ. Với nước ta việc ứng dụng robot tự động có lẽ khó do năng lực công nghệ lẫn nguồn vốn. Tuy nhiên ứng dụng drone, chatbot, xây dựng các phần mềm quản lý nông nghiệp thì hoàn toàn nằm trong tầm tay với khả năng công nghệ của chúng ta.

Với cách tiếp cận đúng đắn, Việt Nam hoàn toàn có thể biến nông nghiệp thành một ngành kinh tế hiện đại và cạnh tranh.

Chi tiết bài viết: vnexpress.net/ai-dang-viet-lai-nong-thon-trung-quoc-the-nao-4911794.html