Công nghệ phun ly tâm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, đặc biệt là trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật. Với khả năng tạo ra các hạt thuốc siêu nhỏ, công nghệ này không chỉ giúp thuốc bám chặt lên cây mà còn giảm lượng thuốc ngấm xuống đất, góp phần bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết cách công nghệ phun ly tâm ở máy bay nông nghiệp nâng cao hiệu quả phun thuốc và lý do tại sao nó đặc biệt phù hợp với cây lúa.
Giống như công nghệ phun ly tâm khác, ở máy bay phun thuốc chúng cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng đĩa xoay với tốc độ cao để phân tán chất lỏng thành những hạt phun có kích thước nhỏ li ti.
Vòi phun ly tâm của chiếc máy bay xịt thuốc 540s
Quá trình này bắt đầu khi chất lỏng được đưa vào trung tâm của đĩa xoay. Lực ly tâm phát sinh từ chuyển động quay sẽ đẩy chất lỏng di chuyển ra phía mép đĩa, tại đây, chất lỏng bị xé thành vô số các giọt phun có kích thước khác nhau. Hiện nay có nhiều công nghệ phun ly tâm khác nhau, ở máy bay chủ yếu sử dụng một số loại như sau:
Một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ này là khả năng điều chỉnh kích thước của các giọt phun bằng cách thay đổi tốc độ quay của đĩa. Khi tốc độ quay cao, các giọt phun được tạo ra sẽ nhỏ hơn, phù hợp cho việc phủ đều trên bề mặt cây. Ngược lại, tốc độ quay thấp hơn sẽ tạo ra các giọt lớn hơn, có xu hướng ít bị tác động bởi gió và sự bay hơi. Khả năng kiểm soát kích thước giọt này mang lại một lợi thế lớn, cho phép người dùng điều chỉnh kích thước giọt phù hợp với từng loại cây trồng, giai đoạn phát triển của cây và điều kiện thời tiết cụ thể.
Công nghệ phun ly tâm sử dụng lực ly tâm để phân tách thuốc thành các hạt nhỏ li ti, tạo ra dạng sương mù khi phun. Các hạt thuốc này có kích thước chỉ vài micromet, nhỏ hơn nhiều so với các phương pháp phun truyền thống giúp thuốc bám chặt hơn lên cây trồng từ đó tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật và môi trường.
Phun ly tâm giúp giảm kích thước hạt thuốc
Khi hạt phun va chạm với đĩa ly tâm chúng không chỉ phá vỡ mà còn làm tăng nhiệt dẫn đến các phân tử nước giãn ra và duy chuyển xa nhau, điều này làm trọng lượng riêng của hạt phun nhỏ dẫn đến chúng rơi xuống đất chậm hơn và tăng bề mặt tiếp xúc giúp chúng bám chặt hơn.
Đặc biệt, với những loại sâu bệnh ẩn nấp ở kẽ lá hoặc mặt dưới lá, công nghệ này đảm bảo thuốc tiếp cận được những vị trí khó nhất, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát sâu bệnh.
Nhờ khả năng bám chặt lên cây, lượng thuốc rơi xuống đất giảm đáng kể so với các phương pháp phun truyền thống. Việc này rất quan trọng, chúng không chỉ giúp tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường. Khi lượng thuốc ngấm xuống đất giảm, nguồn nước ngầm và hệ sinh thái xung quanh cũng được bảo vệ, mang lại lợi ích lâu dài cho môi trường.
Gió kết hợp hạt phun nhỏ giúp thuốc bám chặt lên cây lúa
Công nghệ phun ly tâm giúp sử dụng thuốc hiệu quả hơn, giảm thiểu sự lãng phí và tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra khi sử dụng máy bay phun thuốc được trang bị công nghệ định vị chính xác DTALS giúp chúng bay thẳng, đều và không bay ra ngoài, từ đó hạn chế lượng hóa chất thải ra môi trường. Đây là một giải pháp bền vững, phù hợp với xu hướng nông nghiệp hiện đại.
Cây lá có đặc điểm tỷ lệ lá rất lớn, xếp chồng lên nhau, dài và dày đặc nên bình thường thuốc sẽ rất khó tiếp cận đến những lá ở bên dưới cũng như mặt sau của lá. Công nghệ phun ly tâm giải quyết vấn đề này nhờ khả năng tạo ra các hạt thuốc siêu nhỏ, dễ dàng thâm nhập vào giữa các lá lúa, kết hợp với gió từ cánh máy bay làm khô lá nhờ vậy giúp thuốc bám chặt và lâu hơn.
Ngoài ra, cây lúa thường được trồng trên các cánh đồng ngập nước. Công nghệ phun ly tâm giúp giảm lượng thuốc rơi xuống nước, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái thủy sinh khỏi ô nhiễm hóa chất. Đây là một ưu điểm nổi bật khiến công nghệ này trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc canh tác lúa.
Công nghệ phun ly tâm, đặc biệt khi được ứng dụng trên các thiết bị như Máy bay xịt thuốc, cho thấy sự phù hợp đáng kể với cây lúa. Chúng bay ở trên và tạo ra những hạt phun kích thước nhỏ vừa phải, mịn và phân tán dễ dàng xâm nhập sâu vào bên trong tán lá nhờ sự hỗ trợ của luồng gió tạo ra từ cánh quạt của drone.
Khả năng điều chỉnh kích thước giọt của công nghệ ly tâm cũng cho phép người dùng tối ưu hóa độ phủ và độ bám dính của thuốc trên lá (lá ở trên, lá dưới cũng như cả 2 mặt lá) nhờ vậy mà chúng có độ phủ tốt hơn nhiều so với công nghệ phun bằng áp lực. Việc này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ruộng lúa có tán lá dày đặc và môi trường ẩm ướt.
Chiếc Máy bay nông nghiệp G700 của GlobalCheck được trang bị bình phun lên tới 70 lít với lưu lượng phun có thể đạt 40 lít/phút cho thấy đây được xem là dòng drone lớn nhất trên thị trường hiện nay.
Hiện nay chiếc G700 sử dụng công nghệ phun ly tâm thường (sử dụng một đĩa ly tâm) bởi mục đích chính của G700 hướng tới như một một chiếc máy bay xịt thuốc lúa bởi cây lúa không cần hạt nhỏ như phun cây ăn quả do cây lúa thân thấp chứ không cao và khó xâm nhập như cây ăn quả.
Kích thước hạt phun của chiếc G700 có thể đạt từ 50-500µm, đây được xem là kích thước lý tưởng khi chúng ta làm việc với cây lúa. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của chiếc G700 khi phun thuốc cho cây lúa:
Hiệu quả phun cao:
Tiết kiệm thuốc và nước:
Phun chính xác và đồng đều:
Bảo vệ môi trường:
Chiếc máy bay nông nghiệp G700 đặc biệt phù hợp cánh đồng rộng lớn
Công nghệ phun ly tâm mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật. Với khả năng giúp thuốc bám chặt lên cây, giảm lượng thuốc ngấm xuống đất và bảo vệ môi trường, công nghệ này không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Đặc biệt, với cây lúa – loại cây trồng có cấu trúc đặc thù – công nghệ phun ly tâm là giải pháp tối ưu, đảm bảo hiệu quả phun thuốc và bảo vệ hệ sinh thái xung quanh.
Để tìm hiểu các dòng drone cũng như thông số kỹ thuật, chính sách, bảng giá máy bay xịt thuốc mang thương hiệu GlobalCheck xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.