Khí nhà kính là gì?

02-04-2024

Việt Nam là một nước ven biển, là một trong mười quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, những năm gần đây mùa đông ở Việt Nam ngày càng ít đặc biệt hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng vào sâu trong đất liền.

Hiện tượng mùa Đông không còn hay nước biển lấn sâu vào trong đất liền đều do hiệu ứng nhà kính gây ra vậy Khí nhà kính là gì?

I. KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ?

Khí nhà kính là một loại khí hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ ở bước sóng nhiệt hồng ngoại, gây ra hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất giữ lại một phần bức xạ nhiệt từ Mặt Trời.

Hiệu ứng nhà kính nguyên nhân Trái Đất nóng lênHiệu ứng nhà kính nguyên nhân Trái Đất nóng lên

Do hiệu ứng nhà kính chúng gây ra hiện tượng trái đất nóng lên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến mùa đông ngày càng nóng và băng tan gây xâm nhập mặn ở đồng bằng sông cửu long, nguy hiểm hơn về lâu dài chúng sẽ nhấn chìm hai đồng bằng lớn nhất nước ta.

Các thành phần chính của Khí nhà kính trong bầu khí quyển Trái Đất:

  • Hơi nước (H2O): chiếm 75%
  • Carbon dioxide (CO2): chiếm  25%, khí này phần lớn do con người gây ra.
  • Methane (CH4): chiếm khoảng 4%, phát sinh chủ yếu do hoạt động chăn nuôi của con người.
  • Dinitơ oxit (N2O): chiếm khoảng 1%, có nguồn gốc từ phân bón và chất thải động vật.
  • Ozon (O3): chiếm khoảng 0,03%, khí nhà kính chính được hình thành ở tầng bình lưu

II. TÁC HẠI CỦA KHÍ NHÀ KÍNH

Ở một giới hạn nào đó thì khí nhà kính là cần thiết, chúng giúp trái đất ấm áp, tạo điều kiện cho cây cối và sinh vật phát triển, tuy nhiên hiện nay nó đang là vấn đề lớn với trái đất của chúng ta, đây là nguyên nhân của hiện tượng:

  • Phá hủy tầng Ozon: tầng khí quyển bảo vệ con người khỏi những tia bức xạ độc hại từ mặt trời, các khí Nito, Metan và CO2 là một trong những nguyên phân chính phá hủy tầng Ozon.
  • Trái Đất nóng lên: đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng tan Băng làm mực nước biển dâng cao nguy cơ nhấn chìm các đồng bằng ven biển.
  • Biến đổi khí hậu: các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán,... xảy ra thường xuyên hơn

Việt Nam đối diện nguy cơ biến mất Đồng bằng sông Cửu LongViệt Nam đối diện nguy cơ biến mất Đồng bằng sông Cửu Long

III. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHÍ NHÀ KÍNH

Về tổng thể chúng ta có hai nguồn gây ra khí nhà kính là từ hoạt động của con người và tự nhiên.

3.1. Nguyên nhân tự nhiên

  • Methane: Chúng còn có tên gọi là metan, loại khí này được hình thành trong quá trình lên men, ủ phân động vật hoặc trong các bãi chôn lấp rác thải.
  • Hơi nước: Được hình thành trong quá trình bốc hơi nước từ tự nhiên.
  • Carbon dioxide: Đây là khí CO2, khí này không độc tuy nhiên khi hàm lượng cao chúng gây khó thở, tăng nhịp tim,… khí được tạo ra từ quá trình hô hấp của động thực vật, phân hủy chất hữu cơ, núi lửa phun trào,…
  • Dinitơ oxit: được tạo ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất, trong các bãi chôn lấp rác thải, trong quá trình sản xuất phân bón
  • Ozon: được hình thành từ phản ứng giữa oxy và nitơ trong khí quyển

3.2. Nguyên nhân do con người

Với dân số 8 tỷ người, có lẽ nguyên nhân tạo ra khí nhà kính nhiều nhất chính là con người, dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng khí nhà kính từ chúng ta:

  • Sử dụng nguyên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tự nhiên. Đây là nguyên nhân chính, chúng chiếm tới 70% lượng khí nhà kính do con người tạo ra.
  • Sản xuất xi măng: tuy chỉ là một lĩnh vực sản xuất tuy nhiên ngành này chiếm tới 7% lượng khí nhà kính phát ra có nguồn gốc từ con người.
  • Nông nghiệp: chiếm khoảng 14% tổng lượng khí nhà kính do con người gây ra, bao gồm khí methane từ chăn nuôi, khí nitrous oxide từ phân bón và khí carbon dioxide từ quá trình phá rừng.
  • Giao thông vận tải: chiếm khoảng 14% tổng lượng khí nhà kính do con người gây ra.

Việt Nam đang phải xây dựng rất nhiều công trình chống xâm nhập mặnViệt Nam đang phải xây dựng rất nhiều công trình chống xâm nhập mặn

IV. CÁCH GIẢM KHÍ NHÀ KÍNH

Từ những nguyên nhân gây ra hiện tượng khí nhà kính, chúng ta có một số cách để giảm lượng khí độc hại này.

  • Sử dụng năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... 
  • Sử dụng năng lượng sạch để giảm khí nhà kính
  • Tiết kiệm năng lượng: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao 
  • Tiết kiệm năng lượng để giảm khí nhà kính
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: giảm ăn thịt, sử dụng các sản phẩm tái chế,...
  • Trồng cây xanh: cây xanh giúp hấp thụ khí carbon dioxide 

V. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

Hiện nay Công ty CP Đại Thành đang xây dựng chuỗi “Cánh đồng công nghệ” tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, mỗi Cánh đồng là một hệ sinh thái nông nghiệp gồm:

  • Giống lúa: sử dụng lúa lai GS999 và GS666.
  • Phân bón: sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh.
  • Làm đất: máy nông nghiệp kết hợp thiết bị dẫn đường tự động NX510 với độ chính xác cao.
  • Phun thuốc: Sử dụng máy bay nông nghiệp
  • Rải phân bón: sử dụng máy bay nông nghiệp.

Với việc sử dụng công nghệ cao giúp Bà con tiết kiệm phân bón và sử dụng nguyên vật liệu hạn chế phát thải khí nhà kính, nếu như lĩnh vực nông nghiệp được ứng dụng công nghệ đồng bộ chúng sẽ giúp giảm 14% lượng khí nhà kính do con người sinh ra.

Để tìm hiểu thêm về công nghệ nông nghiệp giảm khí nhà kính hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn xanh, vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin GlobalCheck sẽ liên hệ khi nhận được yêu cầu.