Kinh tế tuần hoàn là gì?

02-04-2024

Kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế chú trọng đến việc quản lý và tái tạo tài nguyên,  mô hình này không chỉ giúp môi trường xanh mà còn bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản hữu hạn, Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nền kinh tế tuần hoàn ở bài dưới đây.

I. KINH TẾ TUẦN HOÀN

1.1. Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. 

Không giống Mô hình kinh tế truyền thống, Mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải.

Kinh tế tuần hoàn hướng tới một môi trường bền vữngKinh tế tuần hoàn hướng tới một môi trường bền vững

Mục đích của Kinh tế tuần hoàn là sử dụng năng lượng tái tạo, hạn chế tối đa sử dụng chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống.

Ngoài ra Kinh tế tuần hoàn cũng ưu tiên chế biến rác thải thành tài nguyên đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác, tức là ưu tiên sử dụng tài nguyên tái tạo thay vì khai thác tài nguyên khoáng sản.

Mô hình Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế bền vững, xu hướng tất yếu của thế giới, đặc biệt trong tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng

Việt nam là quốc gia cạnh biển và là một trong những nước dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất về biến đổi khí hậu, đặc biệt hiện nay miền bắc Việt nam đang dần mất đi mùa đông, còn miền nam thì hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.

1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong kinh tế tuần hoàn

Để đảm bảo yêu cầu về kinh tế tuần hoàn ta cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:

a. Tái sử dụng

Sản phẩm trong kinh tế tuần hoàn có thể phân tách và tái sử dụng đảm bảo không đưa rác thải ra môi trường bên ngoài.

b. Khả năng linh động

Để mô hình có thể tồn tại, nó cần sự đa dạng trong hệ thống để chúng có đủ sức chịu đựng trước những tác động bất ngờ từ ngoại cảnh.

Trong kinh tế tuần hoàn chúng ta phải có sự đa dạng như:

  • Đa dạng về loại hình doanh nghiệp.
  • Mô hình kinh doanh và hệ thống sản xuất.
  • Mạng lưới kinh doanh có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

c. Tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống tập trung vào các hệ thống phi tuyến tính, đặc biệt là các vòng lặp phản hồi. Trong các hệ thống này, sự kết hợp giữa các nhân tố môi trường không chắc chắn với sự phản hồi trước các nhân tố đó thường mang lại những kết quả khó dự đoán trước.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI

Theo Liên hợp quốc, kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại 4,5 nghìn tỷ USD đến năm 2030, Kinh tế tuần hoàn được nhiều quốc gia như: khu vực Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ và Phần Lan đề xuất, trong đó Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thông qua dự luật liên quan đến nền Kinh tế tuần hoàn trong năm 2009.

Sản phẩm thân thiện môi trường ngày càng được sử dụng rộng rãiSản phẩm thân thiện môi trường ngày càng được sử dụng rộng rãi

2.1. Thụy Điển

Phấn đấu đến năm 2040, Thụy Điển không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, để làm việc này Thụy Điển bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sản xuất tiêu dùng, xây dựng kế hoạch triển khai, tiến đến áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất và xử lý rác thải với sự tham gia của cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

2.2. Trung Quốc

Quốc gia này có luật “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 với mục tiêu thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên bảo vệ môi trường hướng tới một nền kinh tế bền vững

Trung Quốc cũng đưa ra nhiều gói hỗ trợ về Thuế, Tín dụng cũng như trợ cấp chuyển đổi cho doanh nghiệp từ kinh tế truyền thống sang Kinh tế tuần hoàn.

2.3. Nhật Bản

Có thể nói Nhật Bản là một trong những nước đi đầu về Kinh tế tuần hoàn, khi nước này bắt đầu chuyển sang Kinh tế tuần hoàn tận từ những năm 1870. Tuy nhiên phải đến năm 1991 mới thực chất đi vào hoạt động khi luật sử dụng tái chế được thực hiện.

Nhật Bản cũng là quốc gia tiên phong trong công nghệ tái chế, tất cả các công ty buộc phải tái chế sản phẩm của họ. Các hệ thống tái chế với mục tiêu phát thải bằng 0 đã được phát triển.

III. KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM

Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức nghiêm trọng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Việt Nam hiện đứng thứ tư thế giới về rác thải nhựa với 1,83 triệu tấn/năm. 

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí và điều này làm cho Việt Nam mất đi khoảng 3,5% GDP vào năm 2035.

Năng lượng tái tạo đang được các chính phủ ưu tiên phát triển trong đó có Việt NamNăng lượng tái tạo đang được các chính phủ ưu tiên phát triển trong đó có Việt Nam

Hiện Việt Nam đang tiếp cận dần với Kinh tế tuần hoàn, dưới đây là một số mô hình tại Việt Nam như:

  • Mô hình thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy…
  • Trong nông nghiệp có mô hình vườn - ao - chuồng, vườn - rừng - ao - chuồng, thu hồi gas từ chất thải vật nuôi…
  • Các mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ…

Hiện Việt Nam đã có một số mô hình kinh tế tuần hoàn được thực hiện đã đem lại một số hiệu quả như:

  • Mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ…
  • Mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm) tạo ra Chitosan và SSE
  • Sáng kiến không thải rác ra thiên nhiên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang…

IV. VAI TRÒ CÔNG NGHỆ TRONG KINH TẾ TUẦN HOÀN

Từ những phân tích trên chúng ta thấy, để kinh tế tuần hoàn có thể phát triển được nó phải gắn liền với khoa học công nghệ, bởi chỉ có công nghệ mới giải quyết được những vấn đề như:

  • Công nghệ phân loại rác thải
  • Công nghệ tái chế.
  • Sử dụng năng lượng sạch
  • Các công nghệ sản xuất đưa phát thải ròng khí Carbon về không
  • ….

Hiện nay Công ty CP Đại Thành đang tập trung phát triển dự án “Cánh đồng công nghệ” xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hướng tới giảm phát thải carbon trong sản xuất nông nghiệp.

Cánh đồng công nghệ liệu có là mô hình nông nghiệp tương lai ở Việt NamCánh đồng công nghệ liệu có là mô hình nông nghiệp tương lai ở Việt Nam

Dự án “Cánh đồng công nghệ” được Đại thành triển khai tại nhiều tỉnh đồng bằng sông hồng như: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình và Hà Nam.

Mỗi cánh đồng công nghệ được xây dựng trên hệ sinh thái nông nghiệp thông minh từ giống, công nghệ sản xuất cho tới chăm sóc như:

V. KẾT LUẬN KINH TẾ TUẦN HOÀN

Như vậy mục đích của kinh tế tuần hoàn đó có hai mục đích chính:

  • Đưa phát thải dòng carbon về không.
  • Công nghệ tái chế giúp tái sử dụng sản phẩm không dùng đến, hạn chế tối đa khai thác tài nguyên.

Đây sẽ là xu hướng tất yêu kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 này khi liên hợp quốc đã đạt được sự đồng thuận về phát thải dòng khí carbon về 0 vào năm 2050 và thị trường mua bán tín chỉ carbon dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2024.