Đăk Lăk Tỉnh Đầu Tiên Bán Tín Chỉ Carbon, Bán 17 Tấn Khí Giảm Phát Thải Từ Lúa

13-09-2024

Ngày 10/9 vừa qua Sở Nông nghiệp Đắk Lắk có thông báo, Địa phương vừa bán 16,91 tấn khí giảm phát thải từ CO2 từ Lúa với giá 20 USD/tấn, thu về hơn 8,3 triệu đồng, đây là địa phương đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công giao dịch tín chỉ Carbon tại Nước Ta.

I. DỰ ÁN GIẢM PHÁT THẢI BÁN TÍN CHỈ CARBON TẠI ĐĂK LĂK

Sở Nông nghiệp Đắk Lắk có kết hợp với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín chỉ carbon, nông nghiệp xanh đã triển khai mô hình trên diện tích hơn 4 hecta tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk trong vụ Đông Xuân 2023-2024.

Để bán được tín chỉ Carbon, Đắk Lắk đã làm việc với một tổ chức chuyên cấp tín chỉ carbon, đây là giấy chứng nhận giảm phát thải khí carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính được chuyển đổi sang khí CO2, mỗi một tấn CO2 được xem là một tín chỉ Carbon. Hiện nay thị trường giao dịch tín chỉ Carbon ở nước ta chưa thực sự đi vào hoạt động mà chỉ có dự kiến thí điểm toàn quốc vào năm 2025-2028, với việc Đắk Lắk là địa phương đầu tiên bán tín chỉ Carbon cho thấy đây là thành công bước đầu cho nền nông nghiệp nước ta với hướng tới mục tiêu chung phát thải khí nhà kính về không vào năm 2050.

Tuy không phải là một hình thức mua bán chính thức về tín chỉ carbon nhưng nó khuyến khích bà con trồng lúa giảm phát thải thấy được giá trị lúa giảm phát thải từ đó tạo ra lòng tin vững chắc thành công của đề án “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất” trên địa bàn tỉnh.

Đoàn tham quan mô hình canh tác lúa ướt - khô xen kẽ ở xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: UBND Đắk LắkĐoàn tham quan mô hình canh tác lúa ướt - khô xen kẽ ở xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: UBND Đắk Lắk

Mô hình “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất” sau hơn 3 tháng trồng và chăm sóc năng suất đạt gần 11,7 tấn/ha năng suất tăng 0,93 tấn so với mô hình đối chứng. Ngoài năng suất mô hình cũng đem lại nhiều giá trị khác như:

  • Chi phí đầu tư giảm 9,44% so với đối chứng
  • Lợi nhuận ròng tăng 19,55% so với đối chứng
  • Giảm phát thải 4 tấn khí nhà kính (quy đổi CO2) trên mỗi hecta.

Cũng theo Sở Nông nghiệp Đắk Lắk, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính cũng như việc công nhận chứng chỉ carbon sẽ trở thành định hướng phát triển của nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới. Theo viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), mỗi năm một hecta Lúa nước phát thải khoảng 12,7 tấn khí nhà kính, quá trình này diễn ra mạnh khi lúa ngập do quá trình phân hủy hữu cơ giải phóng khí metan và các loại khí nhà kính khác.

Nguồn: https://vnexpress.net/dak-lak-ban-gan-17-tan-khi-giam-phat-thai-tu-lua-4791512.html

II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH KHI CANH TÁC LÚA

Nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa nước đến từ ba vấn đề chính là: phân hủy hữu cơ khi ngập nước, sử dụng phân bón, đốt rơm rạ, thời gian canh tác lúa.

2.1. Phân hủy hữu cơ trong điều kiện ngập nước

  • Khí mê tan (CH4): Khi ngập nước, vi khuẩn kỵ khí sẽ bị phân hủy hữu cơ trong đất tạo ra khi metan, đây là loại khí tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả CO2.
  • Tăng phân hủy kỵ khí: do khi ngập nước, quá trình phân hủy hữu cơ giảm bị hạn chế tiếp xúc oxy dẫn đến tăng hiện tượng phân hủy kỵ khí từ đó tăng lượng metan thải ra không khí. 

2.2. Sử dụng phân bón vô cơ

Khi sử dụng phân bón hữu cơ có nhiều khí ảnh hưởng đến khí phát thải từ đó làm giảm lượng tín chỉ carbon được tính như:

  • Khí amoniac: đạm thường bị bay hơi dưới dạng khí amoniac làm ô nhiễm không khí, tăng khí nitơ trong khí quyển.
  • Phân hủy nitơ: Phân bón có lượng lớn nitơ, khí này bị vi khuẩn chuyển hóa thành khí nitrous oxide (N2O), đây là một loại khí ảnh hưởng mạnh đến hiệu ứng nhà kính.

2.3. Đốt rơm rạ

Trong quá trình đốt rơm tạo ra khí carbon dioxide làm tăng hiệu ứng nhà kính.

III. CÔNG NGHỆ GLOBALCHECK GIẢM PHÁT THẢI TĂNG TÍN CHỈ CARBON

GlobalCheck là đơn vị tiên phong đưa công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp với mục tiêu đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế cao, dưới đây là một số công nghệ không chỉ giúp bà con đạt hiệu quả kinh tế mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính tăng lượng tín chỉ carbon từ đó mang thêm doanh thư như Đắk Lắk đã làm và trở thành địa phương đầu tiên có doanh thu từ tín chỉ carbon.

3.1. Thiết bị dẫn đường tự động NX510

NX510 là thiết bị tự lái máy nông nghiệp, nhờ áp dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp giúp NX510 điều khiển máy nông nghiệp đi thẳng hơn khi chúng ta lái thủ công, cụ thể một số đặc điểm khi máy nông nghiệp sử dụng NX510:

  • Lái thẳng hàng từng centimet.
  • Lái theo tuyến được lập trình sẵn
  • Tiết kiệm nhân lực ví dụ máy cấy thay vì 2 người giờ chúng ta chỉ cần 1 người lái.
  • Tăng thời gian làm việc của máy, như máy cày ngày có thể làm trên 10 tiếng vẫn đảm bảo sức khỏe người lái máy.

Nhờ khả năng tự lái thiết bị dẫn đường tự động NX510 đã có những đóng góp rất lớn giải quyết những khó khăn trong nông nghiệp nước ta, đặc biệt nguồn nhân lực và giảm phát thải khí nhà kính, giúp tăng tín chỉ carbon khi canh tác nông nghiệp, nguyên nhân đến từ việc khi sử dụng NX510 giúp cây lúa được trồng thẳng và đều nhờ vậy cây lúa phát triển tốt ít chết.

Việc cây lúa ít bị chết làm giảm quá trình phân hủy hữu cơ, tiết kiệm phân bón làm giảm quá trình phát thải khí nhà kính, tăng lượng tín chỉ carbon cần tính.

3.2. Thiết bị san phẳng mặt ruộng GIC100

Đây là thiết bị làm phẳng mặt nước một cách tự động, nhờ sử dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác tới từng centimet, đặc điểm của thiết bị này là:

  • Lấy cao độ thiết bị đi qua.
  • Tự động nâng hạ máng cào theo cao độ
  • Vẽ bản đồ theo cao độ trực quan

Nhờ cơ chế tự động và chính xác cao GIC100 giúp làm phẳng mặt ruộng tới từng centimet đây chính là giá trị đem lại khi sử dụng thiết bị sản phẳng mặt đất này. Nhờ mặt ruộng làm phẳng chính là lý do GIC100 giúp giảm phát thải khí Carbon như:

  • Cung cấp nước đủ, cây ít chết giúp giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phân hủy carbon.
  • Tăng phát thải khí ni tơ: những chỗ khô phân bón không được hấp thụ hết sẽ tăng phát tán khí ni tơ gây phát thải khí nhà kính.
  • Ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo cân bằng hệ sinh thái  

3.2. Máy bay nông nghiệp

Drone nông nghiệp là thiết bị được sử dụng rộng rãi nên chúng tôi không cần phải giới thiệu nhiều, drone được trang bị công nghệ phun ly tâm kết hợp hệ thống định vị vệ tinh chính xác giúp drone làm việc chính xác, điều này giúp:

  • Tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
  • Làm việc chính xác, chăm sóc cây lúa đều và đủ

Từ những hiệu quả ưu việt trên những chiếc máy bay nông nghiệp không chỉ góp phần tăng hiệu quả làm việc mà còn giúp giảm phát thải từ đó tăng lượng tín chỉ carbon cho người làm nông.

Ngoài những công nghệ chủ lực trên, GlobalCheck còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh khác, để biết thêm về những công nghệ tiên tiến này xin vui lòng liên hệ 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.