Bệnh Cháy bìa lá lúa là bệnh hại nguy hiểm do vi khuẩn Xanthomonas gây ra chúng tác động lớn đến lá lúa làm giảm khả năng quang hợp dẫn đến cây lúa kém phát triển hoặc chết ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa sau này.
Bệnh cháy bìa lá lúa khi mới tái phát
Dưới đây là bài viết giúp Anh/ Chị có cái nhìn tổng quan về bệnh cháy bìa lá lúa cũng như nguyên nhân để từ đó chúng ta có biện pháp phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa hiệu quả.
I. NGUỒN GỐC GÂY BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA
Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae gây ra. Đây là một loại vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, có khả năng di chuyển nhờ roi. Chúng tấn công cây lúa thông qua những vết thương cơ giới, lỗ khí khổng.
Vi khuẩn dòng Gram âm có khả năng thích nghi và kháng thuốc cao vì vậy chúng rất khó trị, để hiệu quả chúng ta nên có các biện pháp phòng bệnh sẽ tốt hơn. Dưới đây là một số đặc điểm của loại vi khuẩn này khi tấn công cây lúa:
Hệ thống tiết loại III- T3SS: Thông qua T3SS, vi khuẩn có thể trực tiếp bơm các protein effector (chất gây bệnh) vào tế bào thực vật. Chúng gây ức chế tế bào, làm giảm khả năng chống chịu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, nhân lên và lây lan.
Khả năng hình thành màng sinh học (Biofilm): Nhiều vi khuẩn Gram âm, bao gồm cả Xanthomonas oryzae pv. oryzae, đây là những màng bao bọc vi khuẩn, những màng này có thể gây tắc nghẽn, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cây lúa làm lá héo úa và cháy bìa lá.
Tính di động: Nhiều vi khuẩn Gram âm có khả năng di động nhờ roi (flagella) hoặc các cấu trúc khác. Nhờ vậy chúng dễ dàng duy chuyển và xâm nhập lây lan với tốc độ cao, đặc biệt môi trường ẩm ướt của ruộng lúa.
Thích nghi và kháng thuốc: do có lớp màng ngoài phức tạp vì vậy thuốc khó ngấm vào vi khuẩn làm tăng khả năng kháng thuốc của chúng.
Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA PHÁT TRIỂN
Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae phát triển cũng đồng nghĩa với bệnh cháy bìa lá lúa phát triển, dưới đây là một số nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển mà chúng ta cần hạn chế:
Thời tiết nóng ẩm: Nhiệt độ cao (28-32°C) và độ ẩm không khí lớn (trên 80%) là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng và lây lan.
Gió bão: gió bão làm cây gây đổ tạo những những vết thương cơ giới mà vi khuẩn tấn công qua vết thương cơ giới nên tạo điều kiện bệnh phát triển, ngoài ra mua tạo môi trường ẩm ướt giúp nấm bệnh lây lan nhanh
Bón quá nhiều đạm thiếu lân và kali: Đạm rất quan trọng trong quá trình đẻ nhanh, nhưng nếu bón quá nhiều sẽ làm cây lúa yếu dễ gãy đổ tạo điều kiện vi khuẩn tấn công, ngoài ra việc thiết lân và kali cũng làm giảm sức đề kháng dẫn đến chống chịu bệnh chay bìa lá lúa kém.
Gieo sạ, cấy quá dày: Mật độ dày làm giảm lưu thông không khí, tăng độ ẩm đây chính là những điều kiện lý tưởng để bệnh cháy bìa lá lúa phát triển.
Vệ sinh đồng ruộng kém: Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae có thể tồn tại lâu trong đất vì vậy vụ trước nếu có bệnh nguy cơ lúa nhiễm bệnh vụ này là rất cao.
Lúa gãy đổ rất dễ bị vi khuẩn bệnh cháy bìa lá lúa tấn công
III. VÌ SAO CẦN PHÒNG BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA
Việc phòng bệnh cháy bìa lá lúa rất quan trọng bởi khi lúa đã phát bệnh chúng ta sẽ phải phun thuốc bảo vệ thực vật việc này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà chất lượng lúa cũng sẽ có vấn đề đặc biệt là lúa xuất khẩu. Dưới đây là một số lợi ích đem lại từ việc phòng bệnh cháy bìa lá lúa:
Bảo vệ lợi nhuận: Khi bệnh xuất hiện sẽ làm giảm 10% năng suất, nếu chữa bệnh không tốt có thể thiệt hại tới 50% hoặc cũng có thể mất trắng. Việc kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ tránh những rủi ro này xảy ra.
Giảm chi phí: Phòng bệnh tốt chúng ta sẽ giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, thuê nhân công trong khi chúng ta chỉ cần chăm sóc lúa đúng quy trình sẽ giảm khả năng phát bệnh cháy bìa lá lúa.
Bảo vệ môi trường: Thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân lớn nhất gây tác hại đến môi trường, việc hạn chế sử dụng thuốc góp phần quan trọng nhất bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, ngoài ra cây lúa chết cũng tăng phát thải khí nhà kính trong quá trình phân hủy hữu cơ.
Bệnh cháy bìa lá lúa ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa sau này
IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA HIỆU QUẢ
Với hiệu quả kinh tế cao từ việc phòng bệnh cháy bìa lá lúa hiệu quả, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số giải pháp hạn chế phát bệnh cho cây lúa:
Giống kháng bệnh: Thay vì sử dụng những giống lúa cũ đã bị thoái hóa bà con nên lựa chọn loại giống mới có sức đề kháng mạnh mẽ như giống lúa GS55 với bộ rễ tốt và than cứng.
Xử lý giống trước khi ngâm ủ: Trước khi mang đi ủ chúng ta nên xử lý mầm bệnh cho giống trước như ngâm nước ấm (50-54°C) trong khoảng 15-20 phút hoặc có thể sử dụng một số loại thuốc xử lý trong quá trình ngâm.
Mật độ thích hợp: Không nên để lúa dày vì chúng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Bón phân cân đối: Tùy theo đặc tính phân bón mà chúng ta lựa chọn thời điểm ưu tiên phù hợp như đạm giúp cây phát triển, lân và kali giúp tăng sức đề kháng và trao đổi chất. Chúng ta không để cây quá tốt cũng như nghèo chất dinh dưỡng.
Quản lý nước hợp lý: nước giúp cây lúa hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng để lâu lại làm rễ thiếu oxy và môi trường ẩm ướt tạo điều kiện vi khuẩn phát triển nên chúng ta phải điều tiết nước đúng quy trình.
Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh sau thu hoạch để loại bỏ nguồn bệnh ban đầu.
Hạn tổn thương cây lúa: Trong quá trình chăm sóc chúng ta hạn chế làm tổn thương cây lúa như đổ gãy vì những vết thương này chính là cơ hội để vi khuẩn bệnh cháy bìa lá lúa tấn công cây lúa.
Trong quá trình phòng trừ bệnh hại lá lúa, máy bay phun thuốc đóng vai trò vô cùng quan trọng, mang lại hiệu quả vượt trội so với các phương pháp truyền thống. Với khả năng bao phủ diện rộng nhanh chóng và đồng đều, drone nông nghiệp giúp phun thuốc bảo vệ thực vật một cách chính xác và kịp thời, đặc biệt trong các giai đoạn bệnh bùng phát trên diện tích lớn.
Việc sử dụng máy bay phun thuốc giúp giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp của người nông dân với hóa chất độc hại, đồng thời hạn chế tối đa sự giẫm đạp lên lúa, tránh gây tổn thương cho cây. Nhờ đó, máy bay nông nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh hại mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người nông dân và môi trường, đảm bảo năng suất và chất lượng lúa một cách bền vững.
Máy bay nông nghiệp G700 của Globalcheck là một trong những dòng drone hiện đại và mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu canh tác nông nghiệp quy mô lớn.
Với bình phun dung tích lên đến 70 lít và bình sạ 100 lít, G700 sở hữu lưu lượng phun ấn tượng 40 lít/phút và khả năng rải phân bón đạt 300 kg/phút, giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc trên các cánh đồng rộng.
Được trang bị công nghệ tiên tiến, máy bay nông nghiệp G700 này có thể hoạt động hiệu quả cả ngày lẫn đêm nhờ hệ thống tản nhiệt pin tối ưu và thiết kế trục xoắn tăng lực đẩy, đảm bảo phân bón được phân bố đều. G700 không chỉ nâng cao năng suất mà còn giảm thiểu chi phí lao động, mang lại giải pháp bền vững và hiệu quả cho nông nghiệp hiện đại.
VI. KẾT LUẬN BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA
Bệnh cháy bìa lá lúa là bệnh rất nguy hiểm, chúng gây thiệt hại từ 10 đến 50% năng suất, nếu phòng trừ không tốt có thể gây thất thu. Vì vậy việc phòng bệnh rất quan trọng. Để phòng bệnh chúng ta cần quan tâm tới một số vấn đề như:
Giống kháng bệnh
Xử lý giống trước khi ngâm ủ
Mật độ thích hợp
Bón phân cân đối
Quản lý nước hợp lý
Vệ sinh đồng ruộng
Hạn tổn thương cây lúa
Để tìm hiểu những giống lúa cho năng suất cao những như những giải pháp nông nghiệp công nghệ cao xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.