Ô nhiễm môi trường đất | Nguyên nhân | Hậu quả | Phương án

08-11-2021

Ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) quá mức quy định đang là vấn đề đáng báo động hiện nay. Vấn đề này không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy nguyên nhân ô nhiễm đất cụ thể là gì? Hậu quả ô nhiễm đất nghiêm trọng ra sao? Liệu có phương án nào giải quyết hiệu quả cho vấn đề trên? Hãy cùng CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây!

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì?

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là tình trạng đất bị ô nhiễm hoặc suy thoái do chất xenobamel (do tác động của con người) hoặc do sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên.

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nông nghiệp bao gồm: các hoạt động trong công nghiệp, việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, hoạt động xả thải từ công nghiệp cũng như xử lý rác thải sinh hoạt không đúng quy định.

Tình hình ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp do việc sử dụng hóa chất vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép trong nông nghiệp

Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp do việc sử dụng hóa chất vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép trong nông nghiệp

Công nghiệp ngày càng phát triển, lượng khí thải và hóa chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống cũng ngày càng tăng. Các loại chất thải này đều có thể ngấm vào đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước mưa. Các chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất, xây dựng gây ô nhiễm môi trường đất như: chất thải kim loại, chất thải nhựa, các kim loại nặng (thủy ngân, Cadmium, chì) đều là những chất độc nguy hiểm và rất khó phân hủy. Các loại khí thải như: CO2, SO2, NO2 trong không khí gây hiện tượng mưa axit, gây chua đất.

Sử dụng hóa chất có thể được xem là việc không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, bón phân không đúng cách, vứt rác thải sinh hoạt, rác thải chăn nuôi bừa bãi ra đồng ruộng đã gây ô nhiễm môi trường đất, làm giảm sản lượng, chất lượng nông sản cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp do việc xả thải không đúng quy định và xử lý chưa phù hợp

Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp do việc xả thải không đúng quy định và xử lý chưa phù hợp

Các chất thải công nghiệp và sinh hoạt nếu không được phân loại và xử lý trước khi xả ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt ở nước ta vẫn chưa được kiểm tra gắt gao. Từ năm 2016 đến nay, hàng loạt các vụ xả thải sai quy định đã bị phát hiện, điển hình như Formosa Hà Tĩnh hay Vedan trên sông Thị Vải đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành thủy hải sản nước ta.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp

Giảm năng suất và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận

Tác hại của ô nhiễm đất nông nghiệp là làm giảm chất lượng đất, năng suất cũng như chất lượng nông sản. Chất lượng nông sản giảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến giảm giá trị, giảm lợi nhuận của người nông dân. Ngoài ra, khi uy tín nông sản Việt đã bị giảm thì việc tìm đầu ra cho nông sản sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nông dân là người làm việc, tiếp xúc trực tiếp với đất nên việc đất bị nhiễm độc sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Ở nhiều vùng nông thôn, người dân chủ yếu vẫn sử dụng nước giếng khoan từ nguồn nước ngầm cho sinh hoạt. Do vậy, nguồn nước bị ô nhiễm chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các hộ gia đình và các thế hệ trẻ ở khu vực nông thôn.

>>> Khám phá: Ý tưởng kinh doanh ở nông thôn giúp bạn làm giàu 2021 - 2022

Mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp

Hình ảnh ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến quá trình canh tác của bà con nông dân

Hình ảnh ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến quá trình canh tác của bà con nông dân

Ô nhiễm môi trường đất làm mất cân bằng hệ sinh vật, đất đai, gây biến đổi hệ sinh thái nông nghiệp. Nhiều loài sinh vật mang lại lợi ích cho canh tác nông nghiệp cũng như các loài thiên địch có thể bị tuyệt chủng. Nếu điều đó xảy ra thì ngành sản xuất nông nghiệp chắc chắn sẽ bị suy yếu và ngày càng phụ thuộc vào hóa chất nhiều hơn. Một vòng quy trình phun thuốc - cải tạo - phun thuốc sẽ diễn ra và nó chỉ kết thúc khi đất không còn khả năng canh tác nữa, tức là sẽ bị bỏ hoang.

Nông sản và các chế phẩm từ nông sản được sử dụng rộng rãi là lương thực, thực phẩm không thể thiếu trong đời sống. Đất nông nghiệp bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nông sản, thậm chí là gây nhiễm độc cho các nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và nền nông nghiệp của cả nước.

Nông nghiệp hiện vẫn đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Do đó, phát triển kinh tế nông nghiệp cũng góp phần giữ ổn định cho toàn bộ nền kinh tế của nước ta. Đặc biệt là trong tình hình dịch COVID-19 vừa qua, các ngành công nghiệp và dịch vụ khác bị ảnh hưởng nặng nề thì: “Trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước tính đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.” (Theo Tổng cục Thống kê).

Như vậy, khi một đất nước có nền kinh tế phát triển vững vàng sẽ kéo theo sự phát triển toàn diện của các ngành như: công nghiệp, dịch vụ, du lịch,...

Hạn chế ô nhiễm môi trường đất - Hành động của mỗi người dân

Để hạn chế vấn đề ô nhiễm đất nông nghiệp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành cũng như sự nhận thức và ý thức tự giác của mỗi người dân là điều tiên quyết. Đối với các ban ngành, ngoài việc giám sát, quản lý và xử lý nghiêm các vấn đề liên quan đến ô nhiễm đất ở Việt Nam thì việc tuyên truyền, tập huấn các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp bền vững gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng chính là bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân.

Ngoài ra, việc tăng cường tuyên truyền cho người tiêu dùng hướng tới sử dụng “nông sản sạch”; các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, mã vạch, tem chống hàng giả cũng cần được đẩy mạnh. Khi người tiêu dùng trở thành nhà tiêu dùng thông thái thì các nhà sản xuất phải thay đổi chất lượng để theo kịp xu hướng của thị trường.

Hiện nay, trên thị trường có phần mềm Agricheck với đầy đủ các tính năng như: truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng nông sản,... góp phần làm tăng uy tín của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

Video giới thiệu tính năng của phần mềm Agricheck:

Trên đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH vừa chia sẻ đến quý khách những thông tin mới nhất về nguyên nhân, hậu quả và phương án giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đất. Trong đó, phần mềm Agricheck - ứng dụng vô cùng hữu ích giúp quý khách truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất!