Triển Vọng Mô Hình Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Tại Hậu Giang

11-09-2024

Là một tỉnh trọng điểm phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang luôn là một trong những địa phương tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp với nhiều mô hình đáng được học hỏi giúp giảm chi phí sức lao động, giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, HTX và người dân.

I. NHỮNG MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐÁNG HỌC HỎI TẠI HẬU GIANG

Với những khó khăn của nền nông nghiệp nước ta, nhận định nông nghiệp công nghệ cao là một xu hướng tất yếu, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân, HTX cũng như doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp tiến tới nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững và kinh tế.

Cán bộ Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang thăm vườn mít của hộ dân tham gia Mô hìnhCán bộ Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang thăm vườn mít của hộ dân tham gia Mô hình

Nhờ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao như máy bay nông nghiệp, hệ thống tự động tưới tiêu, cũng như phát triển thương hiệu, liên kết sản xuất theo chuỗi giúp địa phương tạo ra nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đáng để học hỏi. Từ những thực tế tại địa phương cho thấy áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp mang lại những giá trị như:

  • Giảm thiểu công lao động
  • An toàn người lao động và môi trường
  • Tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp
  • Hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị nông sản.

Mô hình trồng dưa lưới nhà kính

Hợp tác xã (HTX) dưa lưới Thuận Phát được phát triển bởi gia đình ông Võ Văn Trưng ở xã Bình Thành, huyện Phùng Hiệp được sự hỗ trợ ngành nông nghiệp huyện đã mạnh dạn đầu tư hơn 600 triệu đồng phát triển mô hình trồng dưa lưới nhà kính áp dụng công nghệ tưới nước  tiết kiệm của Israel. Theo nhận định ông Trưng mô hình đã tiết kiệm 80% lượng nước và 50% chi phí nhân công, đặc biệt công nghệ hạn chế được tới 90% dịch bệnh cho dưa. Ông chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể quản lý được quá trình sinh trưởng và phát triển của cả vườn dưa dù ông ở bất cứ đâu.

Trồng dưa lưới nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế caoTrồng dưa lưới nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cũng theo ông Trưng chủ HTX cho biết “Ứng dụng công nghệ cao, HTX mong muốn đem đến những sản phẩm có giá trị cao, chất lượng, an toàn đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, sẽ giúp thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Chúng tôi mong muốn sẽ tạo được sản phẩm sạch, chất lượng cao và mang thương hiệu nông sản Hậu Giang đi xa hơn trong thời gian tới”.

Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất cũng như tuân thủ nghiêm ngặt quy định truy xuất nguồn gốc mà vườn dưa của HTX đã được cấp chứng nhận GlobalGap, nhờ sản lượng và thị trường tiêu thụ ổn định, vườn dưa lưới của HTX đã tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương.

II. TIỀM NĂNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI HẬU GIANG

Tại Long Mỹ tỉnh Hậu Giang nơi có tới 5.200 hecta khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế địa phương, nơi được xem là trung tâm khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, để có được thành công này, địa phương thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao công nghệ, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng hiện đại, giảm phát thải.

Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, ông Nguyễn Việt Triều cho biết: Hiện ban quản lý đã triển khai 22 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên cây lúa, cây ăn trái, rau màu và nấm. Đặc biệt mô hình sản xuất lúa áp dụng sản xuất hữu cơ, mô hình trồng mít ruột đỏ, mô hình sản xuất nấm mối đen đã được nhân rộng và đạt nhiều thành công.

Chi tiết: https://baohaugiang.com.vn/nong-nghiep-nong-thon/trien-vong-tu-ung-dung-cong-nghe-cao-trong-nong-nghiep-135194.html

III. PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Bất cứ lĩnh vực nào, hạ tầng luôn phải đi trước một bước, trong nông nghiệp công nghệ cao cũng vậy để có thể ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp điều đầu tiên chúng ta phải làm là xây dựng hạ tầng cho nền tảng công nghệ như:

  • Hệ thống giao thông, tưới tiêu đáp ứng được sản xuất quy mô lớn, tự động hóa cao
  • Đường truyền tín hiệu Internet
  • Công nghệ định vị chính xác

Các hệ thống giao thông, tưới tiêu, đường truyền internet chắc ai cũng biết vậy còn công nghệ định vị vệ tinh chính xác thì sao? đây là công nghệ này là một phiên bản cải tiến của hệ thống định vị toàn cầu giúp định vị chính xác lên tới hàng centimet.

GlobalCheck phát triển hệ thống định vị vệ tinh chính xác CorsGlobalCheck phát triển hệ thống định vị vệ tinh chính xác Cors

Nhờ khả năng định vị chính xác mà nhiều công nghệ tưởng như chỉ có trong giấc mơ đã dần trở thành hiện thực như xe tự lái, robot tự động còn trong nông nghiệp có rất nhiều thiết bị đã sử dụng công nghệ này như:

  • NX510: đây là thiết bị dẫn đường tự động cho máy nông nghiệp, nhờ có NX510 chúng sẽ biết những chiếc máy cày, máy cấy thành máy cày tự lái, máy cấy tự lái,… ưu điểm vượt trội của thiết bị này giúp giảm lao nhân công và tăng thời gian làm việc cho máy như với máy cấy chỉ cần một lao động cũng có thể vận hành được, máy cày có thể chạy 10 tiếng/ngày mà vẫn đảm bảo sức khỏe người vận hành.
  • Máy bay nông nghiệp: Không phải tất cả nhưng những dòng máy bay phun thuốc cho vườn cây ăn trái bắt buộc phải sử dụng công nghệ định vị chính xác, còn dòng bay địa hình bằng phẳng tuy không bắt buộc nhưng chúng đem lại nhiều giá trị như: tiết kiệm thuốc và phân bón, tận dụng tối đa cơ chế tự động của drone, nâng cao năng suất cây trồng,…,
  • Trang phẳng mặt đất GIC100: đây là công nghệ tự động làm phẳng mặt đất. Chúng vận hành theo nguyên tắc, dựa vào cao độ của hệ thống định vị vệ tinh chúng sẽ tự động nâng hoặc hạ giàn cào thủy lực để điều tiết lượng đất san phù hợp với địa hình.

Chi tiết các sản phẩm:

Chi tiết: Thiết bị dẫn đường tự động NX510

Chi tiết: Thiết bị san phẳng mặt đất GIC100

Các thành phần hệ thống định vị vệ tinh chính xác Cors

Hệ thống định vị vệ tinh chính xác về cơ bản được chia thành 2 phần: hệ thống các trạm thu phát sóng vệ tinh và máy chủ xử lý dữ liệu.

Hệ thống các trạm thu phát sóng

Đây là hệ thống các trạm mặt đất, các trạm này có nhiệm vụ thu phát sóng vệ tinh gửi về máy chủ liên tục theo thời gian thực và chúng có tọa độ cố định biết trước, các trạm này sẽ liên hệ với hàng chục vệ tinh từ đó xác định được sai số tại vị trí đó từ đó là cơ sở xác định vị trí thiết bị cần định vị ở gần đó.

Máy chủ

Dữ liệu từ trạm thu phát sẽ được gửi đến máy chủ thông qua mạng internet, dữ liệu sẽ được xử lý và truyền đến RTK của thiết bị cần định vị làm cơ sở để RTK tính toán và cho ra vị trí chính xác đến hàng centimet của thiết bị cần định vị.

Sử dụng sóng định vị vệ tinh chính xác phải làm gì?

Rất đơn giản, Anh/ Chị chỉ cần liên hệ với chúng tôi, GlobalCheck sẽ cung cấp cho Anh/ Chị một tài khoản để truy cập vào hệ thống định vị chính xác Cors của GlobalCheck và sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ cho thuê sóng Cors hoặc thiết bị nông nghiệp thông minh xin vui lòng liên hệ 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.