Lợi Ích Của Việc Để Cạn Nước Khi Trồng Lúa

16-07-2025

Lúa là loại cây ưa nước, trong quá trình canh tác chúng ta không thể để cây thiếu nước, tuy nhiên nếu để cây lúa quá nhiều nước sẽ gây ra những tác hại tiêu cực, bài viết dưới đây chúng tôi giải thích nguyên nhân vì sao cây lúa khi canh tác không cần quá nhiều nước và khi nào cần nhiều nước.

Tại sự kiện mô hình cánh đồng công nghệ tại Hải Phòng ngày 15/7 vừa qua chúng tôi nhận thấy chia sẻ kiến thức của Tiến sĩ Vũ Duy Hoàng về việc canh tác để cạn nước khi trồng lúa, đây là chia sẻ rất hữu ích không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên nước mà cong tăng năng suất lúa.

 

Tiến sĩ Vũ Duy Hoàng chia sẻ kiến thức canh tác lúa tiết kiệm nướcTiến sĩ Vũ Duy Hoàng chia sẻ kiến thức canh tác lúa tiết kiệm nước

1. Lợi Và Hại Nước Khi Canh Tác Lúa

Để biết điều tiết nước như thế nào mới là hợp lý chúng ta cần tìm hiểu vai trò của nước giúp cây lúa những gì và ảnh hưởng đến gì đến sự phát triển của cây lúa.

1.1.Tác dụng nước với cây lúa

Nổi tiếng với nền văn minh lúa nước, cây lúa gắn liền với những khu vực thuận tiện cho việc cung cấp nước cho thấy tầm quan trọng nước với cây lúa như thế nào, dưới đây là một số vai trò của nước với cây lúa:

  • Nước chiếm tới 80% trọng lượng cây lúa.
  • Hòa tan phân bón.
  • Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng.

Tiến sĩ Vũ Duy Hoàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu tiết kiệm nước cho lúaTiến sĩ Vũ Duy Hoàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu tiết kiệm nước cho lúa

1.2.Ảnh hưởng nước đến cây lúa

Tuy nhiên trong quá trình phát triển nước ảnh hưởng đến sự phát triển cây lúa như thiếu oxy cho rễ lúa hô hấp.

Tác hại của nước khi ngập quá mức:

  • Thiếu oxy cho rễ: Điều kiện yếm khí do ngập nước lâu dài làm rễ không thể hô hấp, dẫn đến suy yếu và chết dần.
  • Rễ kém phát triển: Ngập nước liên tục khiến rễ mọc nông, làm cây dễ đổ ngã và kém hiệu quả trong việc lấy dinh dưỡng.
  • Gây sâu bệnh hại lúa: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho các bệnh như đạo ôn, cháy lá, và sâu hại như mọt nước phát triển.
  • Hạn chế ốc hại: Nước đọng cũng tạo điều kiện cho ốc sinh sôi, gây hại cho cây lúa non.

2. Khi nào cây lúa cần nhiều nước

Từ vai trò của nước với cây lúa chúng ta thấy cây lúa cần cung cấp nhiều nước khi:

  • Trước khi bón phân, để hòa tan phân bón giúp cây lúa hấp thụ phân bón dễ dàng hơn.
  • Giai đoạn hạn chế đẻ nhánh vô hiệu.

3.Vì Sao Chúng Ta Cần Hạn Chế Nước Cho Lúa

3.1. Bảo vệ môi trường nước

  • Giảm phát thải khí metan: Ruộng lúa ngập nước liên tục là nguồn phát thải khí metan lớn, một loại khí nhà kính gây biến đổi khí hậu. Khi để cạn nước, điều kiện hiếu khí được tạo ra, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sản sinh metan.
  • Tiết kiệm tài nguyên nước: Ở những khu vực khan hiếm nước, việc để cạn nước giúp giảm lượng nước tiêu thụ, góp phần bảo vệ nguồn nước quý giá.

3. 2. Cung cấp oxy cho hô hấp rễ

Khi nước được rút cạn, oxy từ không khí có thể thâm nhập vào đất, hỗ trợ quá trình hô hấp của rễ. Điều này giúp rễ phát triển khỏe mạnh hơn và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Theo nghiên cứu khi cây lúa ngập nước rễ bị đen còn để cạn rễ trắng và dàiTheo nghiên cứu khi cây lúa ngập nước rễ bị đen còn để cạn rễ trắng và dài

3.3. Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại

  • Giảm sâu bệnh hại lúa: Để cạn nước có thể phá vỡ vòng đời của một số sâu hại như mọt nước lúa và hạn chế sự phát triển của các bệnh như cháy lá hoặc đạo ôn.
  • Hạn chế ốc hại: Nước đọng là môi trường lý tưởng cho ốc sinh sản. Ốc hại lúa phát triển rất mạnh môi trường nước, nếu cạn số lượng ốc hại giảm đáng kể.

3.4. Cải thiện sự phát triển của cây

  • Hạn chế đẻ nhánh quá mức: Đẻ nhánh quá nhiều có thể khiến cây lúa yếu và giảm năng suất. Để cạn nước giúp kiểm soát quá trình này, tập trung dinh dưỡng cho các nhánh chính.
  • Thúc đẩy rễ phát triển sâu: Khi không bị ngập nước liên tục, rễ lúa có xu hướng mọc sâu hơn, tăng khả năng chịu hạn và hấp thụ dinh dưỡng.

4. Để nước như thế nào là hợp lý với cây lúa

Từ những phân tích trên ta thấy, chỉ những giai đoạn cần nước chúng ta mới phải cung cấp để nước ngập, còn lại chúng ta duy trì mực nước thấp, tuy nhiên không được để nước quá khô làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.

Khi điều tiết nước cho cây lúa chúng ta phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Khi bón phân cần ngập nước để hòa tan.
  • Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho cây lúa cần ngập nước.
  • Phải đảm đất luôn ẩm (mực nước không được thấp hơn độ sâu của bộ rễ)

Để tìm hiểu kỹ thuật canh tác lúa, lựa chọn những giống lúa chất lượng cao, năng suất tốt hoặc hệ sinh thái nông nghiệp của GlobalCheck như máy bay phun thuốc, thiết bị dẫn đường tự động NX510,…, xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.