Kỹ thuật bón thúc phân bón hữu cơ cho cây lúa

01-04-2024

Bón thúc cho cây lúa là kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cũng như chất lượng cây lúa.

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang nông nghiệp xanh bền vững ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ.

Các giai đoạn bón phân cho cây lúaCác giai đoạn bón phân cho cây lúa

Dưới đây GlobalCheck có bài viết chi tiết về kỹ thuật bón thúc cho cây lúa bằng phân bón hữu cơ vi sinh cũng như công nghệ bón phân tiên tiến hiện nay bằng máy bay nông nghiệp.

I. VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón hóa học có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta, tuy nhiên nếu lạm dụng chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho môi trường đất, nước,…, dưới đây là một số hệ quả mà phân bón hóa học để lại:

  • Ảnh hưởng đến đất: Làm thay đổi và mất cân bằng môi trường đất tự nhiên, tăng acid khiến đất chua và bạc màu, gây chết sinh vật có ích.
  • Ảnh hưởng đến nguồn nước: Các chất hóa học hòa tan sẽ ngấm vào nguồn nước gây chết vi sinh vật có ích, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Làm chết vi sinh vật có ích, mất cân bằng môi trường đất làm thay đổi hệ sinh thái khu vực.

Những hạn chế phân bón hóa học sẽ được giải quyết bởi phân bón hữu cơ, dưới đây GlobalCheck xin phép được giới thiệu một số lý vì sao nên sử dụng phân bón hữu cơ:

  • Cải thiện độ phì nhiêu cho đất: Tăng hàm lượng hữu cơ giúp đất tơi xốp, cải thiện và tăng khả năng trao đổi dinh dưỡng. 
  • Giảm tác hại đến môi trường: Do được tạo từ chế phẩm hữu cơ, nguồn gốc tự nhiên, không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vi sinh vật có ích khác.
  • Bảo vệ môi trường: Tái sử dụng rác thải hữu cơ, tiêu thụ một lượng lớn rác thải ra môi trường.

Phân bón hữu cơ giải quyết những hạn chế phân bón hóa họcPhân bón hữu cơ giải quyết những hạn chế phân bón hóa học

II. GIAI ĐOẠN BÓN THÚC CHO CÂY LÚA

Kỹ thuật bón phân cho cây lúa chúng ta có 4 giai đoạn chính là:

  • Bón lót
  • Bón thúc
  • Bón đón
  • Bón nuôi

Giai đoạn bón lót thường được thực hiện  sau khi cấy (hoặc sạ) đến hết giai đoạn đẻ nhánh, riêng với phân bón hữu cơ giai đoạn này chúng ta thực hiện ba lần bón phân là:

  • Bón sau khi cấy 3 ngày hoặc từ 7 đến 10 ngày sau khi sạ.
  • Bón sau khi cấy hoặc sạ từ 18 đến 25 ngày.
  • Bón sau khi sạ hoặc cấy từ 38 đến 45 ngày.

Ghi chú: Thời gian bón phân hữu cơ thường chỉ giao động trong vòng 1 tuần, đặc biệt giai đoạn đầu chỉ trong vòng 1 đến 3 ngày, vì vậy với quy mô canh tác lớn chúng ta nên sử dụng máy bay phun thuốc giúp để đảm bảo tiến độ. Hiện nay nhiều loại phân bón hữu cơ như DTOGNFIT 1, BIOCARE 2 ở dạng lỏng chúng ta có thể pha và bơm như thuốc bảo vệ thực vật, một chiếc drone mỗi ngày có thể phun tới 100 hecta.

Chiếc máy bay nông nghiệp G500a có thể phun thuốc và rải phân bónChiếc máy bay nông nghiệp G500a có thể phun thuốc và rải phân bón

III. KỸ THUẬT BÓN THÚC CÂY LÚA BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

3.1. Khi cấy 3 ngày hoặc từ 7 đến 10 ngày sau khi sạ

Đây là giai đoạn cây non, lá và rễ chưa phát triển đầy đủ, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến liều lượng giai đoạn này. Với phân bón hữu cơ giai đoạn này chúng ta thường sử dụng liều lượng như sau:

  • 50 kg URE/ hecta.
  • 50 kg DAP/ hecta.
  • Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

Lưu ý: giai đoạn này ta nên phun cùng thuốc cỏ dại hoặc dịch hại khác nếu có.

3.2. Khi cấy hoặc sạ từ 18 đến 25 ngày

Giai đoạn này cây lúa đã bám rễ chắc và lá đã phát triển mạnh, vì vậy chúng ta cần tăng liều lượng phân bón kích thích cây phát triển và đẻ nhánh.
Bón thúc cho cây lúa giai đoạn này chúng ta có liều lượng phân bón hữu cơ như sau:

  • 70 kg URE/ hecta.
  • 70 kg DAP/ hecta.
  • Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

Lưu ý: Có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác nếu có

3.3. Khi sạ hoặc cấy từ 38 đến 45 ngày

Đây là giai đoạn cây lúa để nhánh, đây cũng là thời kỳ cây lúa cần nhiều chất dinh dưỡng nhất cả về phân bón hữu cơ lẫn vô cơ.
Dưới đây là liều lượng sử dụng cho kỹ thuật bón thúc giai đoạn cây để nhánh:

  • 70 kg URE/ hecta.
  • 30 kg NitraBo/ hecta.
  • 30 kg Kali/ hecta
  • Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

Lưu ý: Có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác nếu có. Các phân bón URE, NitraBo, Kali ta có thể thay bằng phân NPK 16-18-8 với liều lượng từ 100 đến 120 kg/ hecta.

IV. KỸ THUẬT BÓN THÚC LÚA BẰNG MÁY BAY NÔNG NGHIỆP

Hiện nay các dòng máy bay nông nghiệp hiện đại đều có khả năng bón thúc vừa phun thuốc vừa rải phân bón, không những vậy hiện nay nhiều loại phân bón hữu cơ có dạng nước nên chúng ta có thể pha chúng với nước và phun như phun thuốc bảo vệ thực vật.

Chiếc G500a rất được quan tâm tại sự kiện Festival Hậu GiangChiếc G500a rất được quan tâm tại sự kiện Festival Hậu Giang

Dòng máy bay nông nghiệp phổ biến hiện nay là chiếc G500a do GlobalCheck phân phối, đây là chiếc điển hình cho môi trường đồng bằng nhờ thiết kế ưu tiên về công suất và tải trọng, dưới đây là một số thông số cần biết về chiếc máy bay nông nghiệp G500a:

  • Trọng lượng không tải: 48,4 kg
  • Trọng lượng tối đa có tải: 88,4 kg.
  • Kích thước gấp gọn: 1,1*0,9*0,98 m.
  • Kích thước toàn bộ: 1,54*1,52*0,93 m.
  • Bình phun thuốc: 40 lít.
  • Bình sạ: 70 lít.
  • Tốc độ phun: 16 lít/phút.
  • Số vòi phun: 4 vòi.

V. KẾT LUẬN KỸ THUẬT BÓN THÚC CHO CÂY LÚA

Bón thúc cho cây lúa là giai đoạn quan trọng thúc đẩy cây lúa sinh trưởng và phát triển, có vai trò quan trọng tạo đà cho cây làm đòng giúp nâng cao chất lượng và năng suất cây lúa.

Với phân bón hữu có chúng ta có ba giai đoạn bón thúc là:

  • Bón sau khi cấy 3 ngày hoặc từ 7 đến 10 ngày sau khi sạ.
  • Bón sau khi cấy hoặc sạ từ 18 đến 25 ngày.
  • Bón sau khi sạ hoặc cấy từ 38 đến 45 ngày.

Đặc biệt do thời gian bón thúc chỉ giao động từ 1 đến 7 ngày, vì vậy ta nên sử dụng công nghệ cao như máy bay nông nghiệp để đảm bảo kịp thời vụ.
Chi tiết về giống lúa, phân bón hữu cơ cũng như thiết bị nông nghiệp thông minh: máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động,… xin vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN” Chúng tôi sẽ liên hệ ngay sau khi nhận được yêu cầu.