Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cần có các kỹ thuật chăm sóc khác nhau đặc biệt là kỹ thuật bón phân, tại thời điểm cây trồng cần nhiều chất dinh dưỡng kỹ thuật bón thúc giúp cây sinh trưởng, ra hoa và đậu quả.
Bón thúc trong quá trình canh tác lúa là quá trình thêm phân bón vào đất để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây lúa khi chúng đang phát triển. Bón thúc có thể thực hiện ở một hoặc một số giai đoạn của quá trình trồng và phát triển lúa để đảm bảo rằng cây có đủ dưỡng chất để phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao.
Ba giai đoạn bón thúc cho cây lúa
1.1. Các giai đoạn bón thúc
Các giai đoạn bón thúc cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại cây trồng, tuy nhiên tính theo giai đoạn sinh trưởng của cây, bón thúc được chia thành các thời kỳ sau:
a. Giai đoạn đẻ nhánh
Đây là giai đoạn cây trồng cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thân, việc bón thúc giúp cây trồng phát triển nhiều cành, lá tạo tiền đề cây phát triển các giai đoạn sau.
b. Giai đoạn ra hoa, đậu quả
Đây là giai đoạn quan trọng đảm bảo năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, nên bón vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, đậu quả.
c. Giai đoạn vươn lóng
Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của thân cây, bón thúc giai đoạn này giúp cây phát triển thân, cành, lá to khỏe, tạo điều kiện cho cây ra hoa, đậu quả.
d. Giai đoạn nuôi quả
Đây là giai đoạn trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng quả, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nông sản chúng ta cần bón thúc giai đoạn này.
1.2. Một số loại phân bón thúc
Phân bón thúc thường có hàm lượng N (đạm), P (lân) cao và hàm lượng K (kali) thấp, dưới đây là một số loại phân bón thúc thường dùng:
2.1. Thời điểm bón thúc
Thời điểm bón thúc phụ thuộc vào từng loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây. Mỗi vụ cây trồng cần bón thúc từ 2 đến 3 lần, cụ thể:
Bón thúc lần đầu: Đây là giai đoạn cây trồng đang đẻ nhánh hoặc vươn lóng cần chất dinh dưỡng nuối thân, bón thúc giai đoạn này giúp cây trồng phát triển thân, lá tốt làm nền tảng chu kỳ phát triển tiếp theo.
Bón thúc lần hai: Giai đoạn này cây trồng ra hoa, đậu quả, bón thúc giúp cây ra hoa nhiều và tăng tỷ lệ đậu quả.
Bón thúc lần ba: Đây là giai đoạn cây chuẩn bị vào giai đoạn thu hoạch, bón thúc giai đoạn này giúp cây đạt năng suất cao và nâng cao chất lượng nông sản.
Liều lượng bón thúc phụ thuộc vào từng loại cây trồng, loại phân bón và giai đoạn sinh trưởng của cây. Nên bón phân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật.
2.2. Cách bón thúc
Tùy thuộc vào loại phân bón và cây trồng cũng như điều kiện thực tế chúng ta có 4 cách bón thúc như sau:
Tùy từng cách bón thúc chúng ta có nhiều công nghệ bón thúc khác nhau, ta có thể bón thúc bằng thủ công, thiết bị cơ giới, Máy bay nông nghiệp, hệ thống tự động tưới tiêu,…
Máy bay nông nghiệp là thiết bị rải phân bón hiệu quả
Ngày nay công nghệ phát triển, công việc bón phân cũng được cơ giới hóa mạnh mẽ, tùy thuộc cách bón chúng ta lựa chọn được những công nghệ phù hợp.
Khi bón vãi hoặc bón qua lá: chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng robot phun thuốc để bón thúc, ta pha phân bón với nước và thực hiện phun như thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng máy bay nông nghiệp để thực hiện công việc rải phân bón hoặc phun nước pha phân bón.
Thiết bị dẫn đường giúp vận hành máy một cách chuẩn xác
Bón theo hốc, theo hàng: trong môi trường cần độ chính xác cao hoặc khuất tầm nhìn chúng ta có thể sử dụng thiết bị dẫn đường tự động cùng với máy phun thuốc hoặc hệ thống bổ hốc bón phân giúp nâng cao độ chính xác và hiệu quả khi bón thúc.
Bón thúc là công việc quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt, đặc biệt trong giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng và giai đoạn ra hoa kết trái là hai giai đoạn quan trọng nhất.
Ngày nay công việc bón thúc không chỉ thực hiện thủ công mà còn có thể áp dụng nhiều công nghệ bón phân như máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động,…
Để tìm hiểu về công nghệ bón thúc cho cây trồng xin vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu "NHẬN TƯ VẤN" chúng tôi sẽ liên hệ khi nhận được yêu cầu.