Điều Tiết Nước Ảnh Hướng Đến Sự Phát Triển Cây Lúa

08-07-2025

Nước là yếu tố thiết yếu trong canh tác lúa, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp dinh dưỡng, giảm ngộ độc phèn và kiểm soát cỏ dại. Việc điều tiết nước ảnh hưởng trực tiếp đến: đẻ nhánh, bộ rễ, trổ bông, chắc hạt. Bài viết dưới đây đưa ra một số gợi ý để cải thiện hiệu quả tưới tiêu.

Điều tiết nước phụ thuộc nhiều vào yếu tố như giai đoạn, tình trạng phát triển cây lúa. Để điều tiết nước chúng ta dựa vào một số nguyên lý như sau:

  • Nhiều nước: hòa tan phân bón, cây lúa dễ hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng lại làm rễ lúa thiếu oxy hô hấp, thân mềm dễ đổ ngã.
  • Thiếu nước: cây lúa phát triển không đều, giảm tính tập trung, nhưng lại tăng cường oxy cho rễ hô hấp, gây ức chế, kích thích rễ phát triển.

Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu quá trình điều tiết nước ảnh hưởng đến sự phát triển cây lúa như thế nào.

Nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lúaNước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lúa

1. Điều Tiết Nước Ảnh Hưởng Đến Bộ Rễ

Điều tiết nước giúp chúng ta tạo điều kiện giúp bộ rễ cây lúa phát triển sâu và rộng theo nguyên tắc sau:

  • Giai đoạn đẻ nhánh (25- 40 ngày sau sạ): giữ mực nước từ 3-5 cm.
  • Sau đó rút cạn 1-12 ngày: để kích thích rễ lúa phát triển theo chiều sâu và rộng, cung cấp oxy cho rễ hô hấp.

Điều này không chỉ tăng khả năng hút dinh dưỡng mà còn giúp chống đổ ngã, đặc biệt trong mùa mưa bão. Khi nước được điều chỉnh hợp lý sẽ tăng độ thông thoáng, oxy và kích thích bộ rễ phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, nếu ruộng ngập nước liên tục, rễ lúa phát triển kém, dễ bị ngộ độc hữu cơ hoặc phèn, dẫn đến rễ nhuốm đỏ, cong queo và cây đẻ nhánh kém.

2. Điều Tiết Nước Giúp Cây Lúa Đẻ Nhánh Tập Trung

Đẻ nhánh tập trung là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng cây lúa. Cây lúa đẻ nhánh duy trì mực nước từ 2-5 cm giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung giúp tạo ra nhiều nhánh hữu hiệu.

Nếu mực nước quá cao ảnh hưởng đến sự phát triển chồi non làm quá trình đẻ nhánh lan rộng, tạo ra nhiều chồi vô hiệu, ảnh hưởng năng suất cây lúa sau này. Ngược lại, nếu thiếu nước, số lượng nhánh hữu hiệu giảm, ảnh hưởng đến năng suất do cây lúa hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

Khi cây lúa đã đủ nhánh hữu hiệu chúng ta cũng áp dụng kỹ thuật phơi nắng, điều này không chỉ giúp bộ rễ phát triển sâu và rộng mà còn hạn chế nhánh vô hiệu phát triển.

3. Điều Tiết Nước Hỗ Trợ Trổ Bông

Giai đoạn cây lúa trổ bông (60- 70 ngày sau sạ) đặc biệt giai đoạn thụ phấn và thụ tinh. Giai đoạn này chúng ta cần giữ mực nước ổn định từ 3-5 cm liên tục từ 7-10 ngày để đảm bảo quá trình thụ phấn và thụ tinh diễn ra thuận lợi. Nếu thiếu nước giai đoạn này ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh khiến hạt lúa lép, lửng nhiều.

Mực nước ổn định giúp duy trì độ ẩm lý tưởng, đảm bảo quá trình phân hóa đòng và trổ bông diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, việc điều tiết nước hợp lý còn giúp giảm nguy cơ sâu bệnh như đạo ôn, cháy bìa lá, vốn phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt kéo dài. Kết hợp với bón phân kali và vi lượng ở giai đoạn làm đòng (40-45 ngày sau sạ) càng tăng hiệu quả trổ bông, giúp bông lúa phát triển mẩy và chắc.

Để đảm bảo cây lúa trổ bông đều và năng suất cao, việc điều tiết nước cần được thực hiện cẩn thận trong giai đoạn làm đòng và trổ bông (40-70 ngày sau sạ). Giữ mực nước ổn định từ 3-5 cm trong 7-10 ngày ở giai đoạn làm đòng (40-45 ngày) và trổ bông (60-70 ngày) giúp cung cấp đủ độ ẩm cho quá trình phân hóa đòng và thụ phấn. Thiếu nước trong giai đoạn này có thể làm giảm số lượng hạt trên bông, khiến hạt lép hoặc lửng, dẫn đến thất thoát năng suất.

4. Điều Tiết Nước Ảnh Hưởng Chắc Hạt Cuối Vụ

Trong giai đoạn ngậm sữa và chín (70 ngày sau sạ đến thu hoạch), điều tiết nước đúng cách giúp hạt lúa chắc mẩy và đạt chất lượng cao. Giai đoạn đầu chúng ta cần cấp nước nhưng sắp thu hoạch cần tháo khô để làm chắc hạt. Cụ thể:

  • Giai đoạn ngậm sữa: giai đoạn này cần cung cấp đủ ẩm để hỗ trợ quá trình vận chuyển tinh bột từ thân và lá vào hạt. Nếu để thiếu nước giai đoạn này có thể làm hạt lép, tuy nhiên nếu quá nhiều nước làm chậm quá trình chín và tăng nguy cơ đổ ngã.
  • Trước 10-15 ngày trước thu hoạch: Rút cạn nước để mặt ruộng khô ráo, giúp hạt chín hoàn toàn, tăng chất lượng gạo và thuận lợi cho việc thu hoạch bằng máy. Phương pháp này không chỉ cải thiện trọng lượng hạt mà còn giảm thất thoát sau thu hoạch.

Ngập nước hay cạn nước đều có vai trò quan trọng của riêng nóNgập nước hay cạn nước đều có vai trò quan trọng của riêng nó

5. Gợi Ý Cải Thiện Hiệu Quả Điều Tiết Nước

Ngoài việc trực tiếp điều tiết nước, chúng ta có thể kết hợp với nhiều công nghệ, quá trình canh tác để tăng cường hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nước. Ví dụ như:

5.1. Ứng dụng công nghệ

Sử dụng công nghệ như IoT, Drone nông nghiệp để giám sát độ ẩm, từ đó xây dựng hệ thống điều tiết nước tự động, đặc biệt hệ thống có thể quan trắc dữ liệu theo thời gian thực giúp nông dân điều chỉnh nước chính xác.

5.2. Kiểm Tra Độ pH Đất

Duy trì độ pH đất từ 5,5-6,5 trong các giai đoạn sinh trưởng để tối ưu hóa sự hấp thụ nước và dinh dưỡng. Ở vùng đất phèn, sử dụng vôi hoặc phân lân để cải thiện đất trước khi tưới.

5.3. Tưới Tiết Kiệm Nước

Áp dụng kỹ thuật tưới "ướt khô xen kẽ" không chỉ tiết kiệm nước mà còn giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện độ phì nhiêu của đất và giảm chi phí sản xuất.

5.4. Kết Hợp Bón Phân

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hòa tan và vận chuyển phân bón vì vậy trước khi bón phân chúng ta cần đảm bảo cây lúa được cấp nước đầy đủ.

5.5. Phòng Trừ Sâu Bệnh

Điều tiết nước hợp lý giúp giảm nguy cơ sâu bệnh như rầy nâu, sâu đục thân và bệnh đạo ôn, đặc biệt trong giai đoạn trổ bông. Kết hợp với việc thăm đồng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.

Ví dụ như ngập nước quá lâu có thể gây ra các bệnh như khô vằn hoặc cháy bìa lá do vi khuẩn. Kỹ thuật tưới "ướt khô xen kẽ" giúp duy trì độ ẩm lý tưởng, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tật và tăng cường sức khỏe cây lúa.

6. Kết Luận Vai Trò Điều Tiết Nước Với Cây Lúa

Điều tiết nước là một yếu tố then chốt trong canh tác lúa, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, năng suất và chất lượng hạt. Kỹ thuật tưới "ướt khô xen kẽ" và các biện pháp công nghệ hiện đại không chỉ giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, đẻ nhánh tập trung, trổ bông đều mà còn đảm bảo hạt chắc mẩy, giảm thất thoát và tăng hiệu quả kinh tế. Nông dân cần theo dõi sát sao các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, kết hợp với bón phân và phòng trừ sâu bệnh để đạt được vụ mùa năng suất cao.

Để tìm hiểu các giống lúa năng suất cao như GS55, giống lúa chất lượng cao như GS999 xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.