[BÁO DÂN VIỆT] Máy bay nông nghiệp P-Globalcheck - Chuyển đổi số trong thời đại 4.0

15-04-2024

Máy bay nông nghiệp P-Globalcheck và Trạm giám sát DTSmartAG là 2 ứng dụng kỹ thuật số nông nghiệp được nhà nông tin dùng hiện nay. Thông qua các hệ thống lưu trữ và truy xuất thông tin, các “thư ký” 4.0 này sẽ giúp nông dân thu thập dữ liệu về động ruộng của mình, theo dõi tình hình sâu bệnh và kịp thời ứng phó chỉ với chiếc điện thoại thông minh. Ngoài ra, bà con nông dân có thể giảm bớt sức lực lao động, nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam.

 

[BÁO DÂN VIỆT] Máy bay nông nghiệp P-Globalcheck - Chuyển đổi số trong thời đại 4.0 1

 

Chuyển đổi số giúp nhà nông tăng lợi nhuận kinh tế

 

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số trong nông nghiệp diễn ra lan rộng mạnh trên các tỉnh thành Việt Nam. Công ty cổ phần Đại Thành đã triển khai kỹ thuật chuyển đổi số nông nghiệp từ năm 2016. Cho đến nay, Đại Thành là doanh nghiệp tiên phong về công nghệ nông nghiệp cũng như phân phối độc quyền Máy bay nông nghiệp mang thương hiệu P-Globalcheck.

 

Trong sản xuất nông nghiệp, khi nông sản bán với giá bình thường nhưng năng suất được gia tăng và tối ưu được phi phí đầu vào sẽ nâng cao lợi nhuận kinh tế. Đây là bài toán mà chuyển đổi số có thể cho đáp số hiệu quả nhất. Vậy chuyển đổi số nông nghiệp đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

 

[BÁO DÂN VIỆT] Máy bay nông nghiệp P-Globalcheck - Chuyển đổi số trong thời đại 4.0 2

 

“ Ví dụ như ứng dụng máy bay nông nghiệp vào gieo hạt giống, phun thuốc bảo vệ thực vật; thiết bị theo dõi sâu bệnh, dịch hại, đo đếm năng suất cây trồng. Ở vụ vải Bắc Giang, thiết bị dự kiến năng suất đạt hơn 180.000 tấn nhưng thực tế sản xuất đạt 240.000 tấn. Nếu đưa ứng dụng công nghệ kỹ thuật số thì nhà nông biết ngay từ đầu sản lượng bao nhiêu để có kế hoạch tiêu thụ tốt và dự đoán chính xác 99% so với thực tế" - ông Nguyễn Đức Trường – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Thành chia sẻ. (Nguồn: Báo Dân Việt)

 

Chuyển đổi số giúp giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn lao động

 

Ngày nay, lựa chọn phát triển nông nghiệp không nhận được nhiều sự quan tâm của tầng lớp lao động trẻ. Hầu hết, nguồn lao động trung niên đang nắm giữ sản xuất nông nghiệp. Liệu rằng trong tương lai gần, vấn đề thiếu hụt nguồn lao động nông nghiệp có xảy ra tại Việt Nam? 

 

"Do đó, máy móc thiết bị công nghệ kỹ thuật số là giải pháp cho mối nguy cấp trong tương lai. Chỉ với một người vẫn có thể canh tác trên diện tích đồng ruộng lớn và có thể duy trì năng suất ổn định" - ông Trường khẳng định. (Nguồn: Báo Dân Việt)

 

Với hệ thống kỹ thuật số, máy bay nông nghiệp P-Globalcheck có tính năng tích hợp gieo sạ, bón phân, phun thuốc. Hầu hết các công việc nặng trong việc đồng án đều được máy bay nông nghiệp thực hiện thay thế con người. Ngoài ra, trạm giám sát DTSmartAg có khả năng dự báo côn trùng, thời tiết, kiểm soát đầu vào sản xuất, theo dõi dinh dưỡng cây trồng. Các dữ liệu này được “thư ký” 4.0 tự động cập nhật vào hệ thống và nhà nông có thể theo dõi thông qua điện thoại thông minh. 

 

"Chúng ta chỉ cần quét mã sản phẩm, hệ thống sẽ tự động truy xuất các dữ liệu về cây trồng. Như vậy, trạm giám sát nông nghiệp thông minh tạo ra kết nối hệ thống dữ liệu lớn, sử dụng rất ít lao động nhưng tạo thành một trang trại không người lái, kỹ thuật số hoạt động thông minh" - ông Trường nói về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số. (Nguồn: Báo Dân Việt)

 

Chuyển đổi số cho sản xuất nhỏ lẻ

 

Với các doanh nghiệp nhỏ, nông dân sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ có thể sử dụng riêng biệt từng công nghệ ứng dụng phù hợp với nhu cầu của mỗi mô hình canh tác. 

 

 

[BÁO DÂN VIỆT] Máy bay nông nghiệp P-Globalcheck - Chuyển đổi số trong thời đại 4.0 3

 

"Hiện nay, chúng tôi đã đưa thiết bị không người lái hoạt động rất mạnh mẽ từ miền Bắc đến miền Nam. Từ đó, người nông dân tiết kiệm rất nhiều chi phí và tiền bạc trong ngành sản xuất lúa" - ông Trường chia sẻ về lợi ích khi nhà nông ứng dụng máy bay P-Globalcheck cho sản xuất lúa. (Nguồn: Báo Dân Việt)

 

Với nhu cầu truy xuất nguồn gốc của nhà nông, ông Trường cho rằng chỉ cần sử dụng trạm giám sát. Qua đó, bà con có thể theo dõi các dữ liệu từ trạm và cho kết quả nguồn gốc chi tiết từ ứng dụng của trạm. Khi đó, sản phẩm chứng minh được nguồn gốc minh bạch, rõ ràng. Việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc giúp nâng cao giá trị nông sản trong tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài.

 

Nguồn: Báo Dân Việt