Vì Sao Cần Định Vị Vệ Tinh Qua Sóng RTK Trạm Cors

29-03-2024

Vì sao các thiết bị định vị cần sự chính xác cao phải định vị qua hệ thống sóng RTK của trạm Cors mà không sử dụng trực tiếp từ hệ thống định vị vệ tinh GNSS. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích chi tiết lý do các thiết bị cần dẫn đường chính xác như ô tô tự lái, đo trắc địa, Máy bay nông nghiệp,… phải sử dụng Cors.

I. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH GNSS

Hệ thống định vị toàn cầu GNSS là viết tắt của từ Global Navigation Satellite System, đây là hệ thống các vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất có vai trò giúp xác định vị trí của các đối tượng trên mặt đất và định vị chính xác theo tọa độ.

GNSS là kết hợp của nhiều hệ thống định vị từ nhiều quốc giaGNSS là kết hợp của nhiều hệ thống định vị từ nhiều quốc gia

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu bao gồm hàng loạt các hệ thống định vị vệ tinh của nhiều quốc gia trên thế giới như: GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), Galileo (Liên minh Châu Âu), BeiDou (Trung Quốc),…

Các thành phần của hệ thống định vị vệ tinh GNSS:

Khi tìm hiểu về hệ thống định vị vệ tinh chung ta thường quan tâm tới ba thành phần chính bao gồm: Mạng lưới vệ tinh, trạm điều khiển mặt đất, thiết bị cần định vị.

Hệ thống GNSS gồm ba thành phần chính Hệ thống GNSS gồm ba thành phần chính 

1.1. Mạng Lưới Vệ Tinh

Đây là phần không gian của hệ thống định vị toàn cầu, chúng bao gồm các vệ tinh xoay quanh trái đất, tuổi thọ trung bình của vệ tinh khoảng 10 năm. Hiện các vệ tinh được chia thành 2 loại:

  • Vệ tinh sẵn có: là vệ tinh đang hoạt động trong hệ thống định vị
  • Vệ tinh khẩn cấp: được sử dụng trong các trường hợp xảy ra sự cố, hỏng hóc của vệ tinh bất kỳ nào trong nhóm sẵn có.

1.2. Trạm điều khiển mặt đất

Nhiệm vụ trạm điều khiển mặt đất là giám sát vị trí và tình trạng của các vệ tinh trong không gian. Ngoài ra trạm còn có chức năng phân tích, xử lý dữ liệu thu được từ vệ tinh.

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GNSS phát hiện vị trí của đối tượng hoặc địa điểm chủ yếu phụ thuộc vào vị trí của vệ tinh, do đó các thông tin về vị trí, khoảng cách,…đều cần phải xử lý bởi các trạm mặt đất trong mọi thời điểm.

1.3. Người dùng GNSS

Thường là các thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh và giúp phân tích tính toán khoảng cách giữa các thiết bị, thiết bị sử dụng phổ biến như: điện thoại di động, ô tô, tàu thủy, hay các thiết bị nông nghiệp thông minh như: Thiết bị dẫn đường tự động NX510, Máy bay nông nghiệp,…

II. HẠN CHẾ ĐỊNH VỊ VỆ TINH GNSS

Hệ thống định vị vệ tinh là một bước ngoặt lớn trong hệ thống truyền tín hiệu của con người, giờ đây chúng không chỉ là định vị mà còn áp dụng trong hệ thống truyền tải internet, nghe gọi,… nhưng hạn chế của chúng thì vẫn có.

Chính những hạn chế này mà từ lâu nay, công nghệ này chưa thể áp dụng vào các thiết bị định vị cần độ chính xác cao, đặc biệt là các thiết bị về dẫn đường tự lái như: ô tô, Máy bay nông nghiệp và đo đạc cần độ chính xác cao như trắc địa.

Vậy hạn chế GNSS đó là gì?

Tuy ở xa nhưng với tốc độ truyền tin nhanh như tốc độ ánh sáng thì vấn đề này không quan trọng, mà vấn đề đến từ độ chính xác của định vị. Do ở rất cao so với trái đất, khi truyền sóng từ vệ tính tới thiết bị ở mặt đất sóng GNSS phải đi qua khí quyển của trái đất, khí quyển được chia thành 5 tầng, trong đó có tầng làm nhiễu sóng làm giảm độ chính xác khi định vị.

Các tầng khí quyển sóng GNSS phải đi quaCác tầng khí quyển sóng GNSS phải đi qua

Tầng nào trong khí quyển làm nhiễu sóng GNSS?

Câu trả lời đó chính là tầng điện ly, đây là tầng bị ion hóa bởi bức xạ mặt trời, do bị ion hóa nên tầng điện ly gây nhiễu sóng và ảnh hưởng lớn đến sai số trong đường truyền, vì vậy sai số trong định vị vệ tinh chúng ta thường lên đến hàng mét, nên chúng không thể được sử dụng trực tiếp cho các thiết bị cần độ chính xác cao như: Thiết bị dẫn đường tự động, định vị Máy bay nông nghiệp,…

III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM GNSS

Điểm yếu lớn nhất trong hệ thống định vị vệ tinh đó chính là tầng điện ly gây nhiễu sóng GNSS, vì vậy để giải quyết nhược điểm của hệ thống định vị toàn cầu chúng ta phải làm sao để sóng không phải đi qua tầng điện ly.

Tất nhiên loại bỏ trực tiếp sóng GNSS không đi qua tầng điện ly là không thể, vì vậy người ta đã phát minh ra một trạm sóng tham chiếu, trạm này có tọa độ cố định biết trước, từ những sai số của trạm nhờ thuật toán của máy chủ chúng ta sẽ biết được gần như chính xác vị trí thiết bị cần định vị, những trạm này được gọi là Trạm tham chiếu Cors.

Vậy trạm tham chiếu Cors hoạt động như thế nào?

Nguyên tắc hoạt động trạm tham chiếu CorsNguyên tắc hoạt động trạm tham chiếu Cors

  • Thiết bị cần định vị: truyền tín hiệu đến vệ tinh.
  • Các vệ tinh này sẽ truyền sóng đến trạm Cors.
  • Tín hiệu trạm Cors truyền tới máy chủ qua sóng Internet.
  • Máy chủ sử dụng các thuật toán tính toán lại vị trí của thiết bị.
  • Sau đó trạm Cors truyền lại tính hiệu cho thiết bị.

Tại sao trạm Cors lại có thể tính toán chuẩn xác vị trí của thiết bị?

Trạm cors có thể tính toán lại được vị trí của thiết bị một cách chuẩn xác nó có hai nguyên nhân chính như sau:

  • Vị trí của trạm Cors là cố định vì vậy, sai số về cơ bản hệ thống máy chủ sẽ biết được.
  • Sóng từ trạm cors tới thiết bị không qua tầng điện ly vì vậy chúng có độ chính xác cao.

Sóng từ trạm cors tới thiết bị không qua tầng điện ly nên có độ chính xác caoSóng từ trạm cors tới thiết bị không qua tầng điện ly nên có độ chính xác cao

IV. DỊCH VỤ CHO THUÊ SÓNG TRẠM CORS

Hiện nay Công ty CP Đại Thành đang phát triển hệ thống mạng lưới sóng trạm Cors rộng khắp cả nước, Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ  sóng RTK chất lượng cao và ổn định cho các sản phẩm GlobalCheck mà với tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng sóng này chúng tôi đều cung cấp dịch vụ Cho thuê sóng trạm Cors.

Một trạm Cors của GolbalCheckMột trạm Cors của GolbalCheck

Sóng trạm Cors của Công ty CP Đại Thành đảm bảo chất lượng sóng chất lượng cao và ổn định, sóng Cors đặc biệt hiệu quả với chiều cao thiết bị dưới 50m từ mặt đất, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN” Chúng tôi sẽ liên hệ ngay sau khi nhận được yêu cầu.

Tags: cors