Hệ thống định vị vệ tinh GPS là một khái niệm hầu như ai cũng biết, nhưng hệ thống này có độ lệch trung bình là 15m nhưng đôi khi cũng có thể lên tới cả trăm mét, vậy làm sao chúng ta có thể dẫn đường những thiết bị cần độ chính xác cao như : Máy bay nông nghiệp, Thiết bị tự lái máy nông nghiệp,
Trả lời cho câu hỏi trên đó chính là Trạm Cors, đây là một trạm tham chiếu trung gian giữa hệ thống định vị vệ tinh GPS và thiết bị cần định vị, ban đầu người ta sử dụng các trạm nhỏ RTK có bán kính hoạt động khoảng 2km, nhưng ngày nay với việc sử dụng phổ biến của Thiết bị dẫn đường tự động thì Trạm Cors lại là một xu hướng khi tầm hoạt động hiệu quả lên tới 25 km và nó sẽ trở thành dịch vụ cho thuê giúp tiết kiệm chi phí cho thiết bị dẫn đường.
Một số trạm Cors thực tế
Để hiểu nguyên tắc hoạt động của trạm Cors trước tiên chúng ta nên hiểu qua chúng là gì, Trạm Cors là một trạm chung gian có khả năng thu và phát sóng GPS, nhờ các thuật toán chúng có thể tính toán lại vị trí của thiết bị giúp định vị chính xác với độ sai số chỉ 2cm thay vì 15m như GPS.
Trạm Cors nó cũng giống như RTK chỉ có điều khác ở chỗ trạm RTK chỉ có bán kinh hoạt động 2km và thường là trạm di động nên khi mua Thiết bị dẫn đường chúng ta phải kèm theo bộ RTK, nhưng với Cors thì khác với tầm hoạt động hiệu quả lên tới 25km khi mạng lưới Cors đủ rộng chúng sẽ được sử dụng như hệ thống mạng di động, tức chúng ta chỉ cần thuê sóng mà không cần mua RTK.
Nếu chỉ tính hệ thống Cors, chúng ta sẽ có 02 bộ phận chính đó là máy chủ và trạm Cors, những thông tin của trạm Cors sẽ được gửi về máy chủ để xử lý.
2.1. Máy Chủ Của Trạm Cors
Không giống như RTK, máy chủ của hệ thống này được đặt ở đơn vị phát triển nên đa số trạm RTK ở Việt nam có máy chủ đặt tại Trung quốc, nhưng với trạm Cors thì khác.
Còn với hệ thống Cors thì khác, do nó được phát triển kiểu mạng lưới như sóng điện thoại nên nó sẽ có đơn vị cung cấp dịch vụ này tại một khu vực- quốc gia nào đó vì vậy những đơn vị này sẽ tự phát triển từ trạm cors cho đến máy chủ, chính vì lý do này mà máy chủ của trạm Cors sẽ được đặt tại Việt nam và thuộc quyền quản lý của đơn vị cung cấp dịch vụ này.
Máy chủ trạm Cors
Mọi dữ liệu thô sẽ được xử lý tại đây, dưới đây là một số chức năng của máy chủ chúng ta cần quan tâm như:
Ghi chú: VRS là viết tắt của từ Virtual Reference Station- trạm tham chiếu ảo, máy chủ sẽ phải tính toán độ trễ do các tầng đối lưu và tầng điện lý của các vị trí VRS.
2.2. Trạm Cors
Để Máy chủ có thể thu thập dữ liệu chúng ta cần hệ thống trạm Cors, hệ thống trạm Cors này sẽ thu và phát sóng GPS dưới dạng thô và truyền về máy chủ để máy chủ xử lý dữ liệu.
Các thành phần của trạm Cors bao gồm:
a. Anten: chúng có nhiệm vụ thu sóng GPS và phát sóng GPS để thiết bị cần định vị (máy nông nghiệp, máy bay nông nghiệp,…) thu sóng để xác định vị trí của thiết bị.
Bộ Anten của trạm Cors (2 loại)
b. Bộ giao tiếp: Bộ giao tiếp hay còn được gọi là bộ điều khiển, chúng có nhiệm vụ giao tiếp với máy chủ qua mạng internet, nhờ có thiết bị này sóng của Anten mới được truyền tới máy chủ để xử lý.
Bộ giao tiếp và dây kết nối của trạm Cors
c. Bộ nguồn: đây là thiết bị cung cấp điện cho trạm Cors hoặc là máy chủ của hệ thống Cors.
Trạm Cors là thiết bị được sử dụng để định vị lại thiết bị một cách chính xác hơn, vì vậy chúng được sử dụng để dẫn đường những thiết bị di chuyển, hoặc chỉ đơn giản xác định chuẩn xác thiết bị đang ở đâu, dưới đây là một số thiết bị phổ biến sử dụng trạm Cors.
3.1. Thiết bị dẫn đường tự động NX510
Đây là thiết bị đang được GlobalCheck phân phối, Chúng có nhiệm vụ dẫn đường cho thiết bị nông nghiệp giúp Bà con nâng cao năng suất công việc cũng như hiệu quả chăm sóc cây trồng.
Cors dẫn đường cho Máy nông nghiệp
Thiết bị NX510 thu sóng từ trạm Cors để xác định vị trí của thiết bị, từ đây dựa trên tuyến có sẵn mà hệ thống sẽ điều khiển thiết bị vô lăng, sau đó vô lăng sẽ điều khiển Máy nông nghiệp hoạt động theo tuyến mong muốn.
3.2. Máy bay nông nghiệp
Cũng giống như máy nông nghiệp, Máy bay nông nghiệp là thiết bị hoạt động thời gian thực cần độ chính xác cao nên nó không thể sử dụng trực tiếp GPS một cách bình thường.
Những chiếc Máy bay nông nghiệp sử dụng Trạm tham chiếu Cors để xác định lại vị trí một cách chuẩn xác để chúng có thể bay theo tuyến đã định hoặc theo điều khiển của người lái.
Hiện nay Máy bay phun thuốc trừ sâu, rải phân bón và giống đang được sử dụng rất phổ biến, một thiết bị không thể thiếu cho ngành nông nghiệp thông minh.
3.3. Đo trắc địa, thiết lập bản đồ
Khi đo đạc trắc địa, bản đồ chúng ta thường phải sử dụng theo mạng lưới điểm từ lớn đến nhỏ, nhưng ngày nay với trạm Cors, mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều bởi chúng ta có tọa độ chung đó là GPS với độ chính xác cao với độ sai số 2cm thì khi chúng ta đo đạc thiết bị chấp nhận những sai số trên thì hoàn toàn có thể sử dụng Cors để đo đạc nhanh gọn và hiệu quả.
3.4. Một số thiết bị khác
Ngoài những thiết bị trên, hệ thống Cors cũng được sử dụng rộng rãi ở các thiết bị đường thủy, cũng như hệ thống dẫn đường cho xe cộ ở những khu vực phức tạp cần độ chính xác cao,…
Nhiều thiết bị sử dụng tham chiếu Cors
Từ những điều trên chúng ta thấy, tương lai khi hệ thống thiết bị dẫn đường tự động được sử dụng rộng rãi, không xa Cors sẽ trở thành dịch vụ cho thuê sóng và các trạm RTK di động sẽ dần biến mất hoặc sử dụng rất ít cho một số dịch vụ cần độ chính xác cực cao ( nhiệm vụ tham chiếu lần 2 cho Cors để tăng độ chính xác).
Để tìm hiểu về hệ thống trạm Cors cũng như các thiết bị áp dụng nông nghiệp thông minh như Hệ thống dẫn đường tự động NX510, Máy bay nông nghiệp, Máy cắt cỏ điều khiển từ xa xin vui lòng liên hệ: 09818.585.99 hoặc để lại thông tin GlobalCheck sẽ liên hệ khi nhận được yêu cầu.