Tìm Hiểu Bệnh Thán Thư Trên Cây Xoài

07-03-2025

Thán thư là loại bệnh phát triển rất mạnh ở thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều và sương mù. Chúng gây rụng lá, giảm năng suất và chất lượng quả. Dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm và cách phòng trừ bệnh Thán thư cho cây Xoài.

I. NGUYÊN NHÂN BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI

Nguyên nhân gây ra bệnh Thán thư là do nấm Colletotrichum gloeosporioides. Đây là loại nấm gây hại phổ biến, chúng không chỉ gây hại cho cây Xoài mà còn nhiều loại cây trồng khác. Dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu những tác nhân và điều kiện phát triển của loại nấm bệnh này.

Bện Thán Thư ở cây XoàiBệnh Thán Thư ở cây Xoài

1.1.Nấm Colletotrichum gloeosporioides

Đây là loại nấm gây ra bệnh Thán Thư trên cây Xoài phát triển mạnh ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại nấm này có những đặc điểm như sau:

Hình thái: Chúng được tạo ra từ các bào tử phân sinh (bào tử sinh sản vô tính, còn được gọi condia), chúng không màu và có hình trụ hoặc bầu dục.

Sinh sản: sinh sản bằng bào tử phân sinh và lây qua gió, mưa cũng như côn trùng khác. Đặc biệt chúng có thể tồn tại trong đất hoặc tàn dư cây trồng bị bệnh.

Cơ chế gây bệnh: nấm xâm nhập vào mô cây qua vết thương hoặc lỗ khí khổng. Sau đó tiết ra các enzyme phân hủy tế bào.

Đặc điểm gây bệnh: chúng chủ yếu chiếm mô bị tổn thương và già nua,  gây ra các triệu chứng bệnh như đốm lá, thối quả và chết cành.

1.2.Điều kiện phát triển nấm bệnh Thán Thư cây Xoài 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nấm bệnh Thán Thư từ môi trường, khí hậu, tình trạng sức khỏe của cây Xoài,…, dưới đây là một số điều kiện làm nấm bệnh thán thư phát triển như:

a. Điều kiện thời tiết

Loại nấm gây bệnh Thán Thư này rất phát triển ở những điều kiện mưa ẩm kết hợp với nhiệt độ cao, cụ thể như sau:

  • Độ ẩm cao: chúng phát triển rất mạnh ở môi trường ẩm ướt, sương mù bởi điều kiện này thuận lợi cho sự lây lan các bào tử nấm.
  • Nhiệt độ cao: Nhiệt độ lý tưởng cho loại nấm này phát triển từ 25-30 độ C.

b. Điều kiện cây trồng

Ngoài ra cây Xoài bị những đặc điểm sau cũng rất dễ bị nấm bệnh Thán thư tấn công, đặc biệt vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe cây. Cụ thể:

  • Xoài bị suy yếu: do thiếu chất dinh dưỡng, bị tổn thương trong quá trình chăm sóc hoặc bị sâu bệnh khác tấn công.
  • Vệ sinh: vườn có nhiều cỏ dại, cành lá, đặc biệt những cành lá bị nấm bệnh
  • Thừa phân bón: thừa phân khiến cây xoài phát triển đọt non nhiều, đây là đối tượng rất dễ bị nấm bệnh tấn công.

II. TRIỆU CHỨNG BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI

Dưới đây là một số biểu hiện bệnh Thán Thư trên cây Xoài ở những bộ phận như Lá, hoa và Quả.

2.1. Triệu chứng trên lá

Trên lá Xoài xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu hoặc đen và có hình dạng không đều, sau đó các đốm bệnh lan rộng và liên kết với nhau tạo thành những vết lớn nhơn. Nếu để nặng Xoài sẽ có hiện tượng rụng lá.

2.2. Triệu chứng trên hoa Xoài

Ban đầu những đốm đen sẽ xuất hiện trên cuống và cánh hóa sau đó các đốm này to và lan rộng. Khi hoa xoài bị nặng chúng sẽ bị khô đen và rụng.

Hoa Xoài bị mắc bệnh Thán ThưHoa Xoài bị mắc bệnh Thán Thư

2.3. Triệu chứng trên quả Xoài

Ban đầu cũng xuất hiện các đốm nhỏ màu đen trên vỏ sau đó chúng sẽ lan rộng, đặc biệt ở quả chúng sẽ ăn sâu vào thịt gây thối nhũn và rụng quả Xoài.

Ngoài ra vết bệnh cũng xuất hiện trên cuống trái, làm trái bị chín không đều, giảm chất lượng trái Xoài.

2.4. Một số đặc điểm khác bệnh Thán Thư trên Xoài

Ngoài ra cây xoài bị bệnh Thán thư cũng có một số dấu hiệu khác như:

  • Chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.
  • Độ ẩm cao quả Xoài có thể bị nứt giữa các mảng liên kết.
  • Trên vết bệnh có khối bào tử nấm màu hồng.

III. TÁC HẠI BỆNH THÁN THƯ VỚI CÂY XOÀI

Loại bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả Xoài. Dưới đây là một số tác hại mà loại bệnh này gây ra với cây Xoài.

3.1. Giảm năng suất Xoài

Nếu Xoài bị nhiễm ở giai đoạn cây Xoài đang phát triển, hiện tượng rụng lá, hỏng đọt dẫn tới cây bị thiếu dinh dưỡng và không phát triển được những cành ra trái vì vậy làm giảm tiềm năng ra trái Xoài.

Còn khi cây Xoài bị bệnh giai đoạn ra hoa đậu quả nấm Thán thư sẽ làm xoài rụng hoa cũng như làm thối và rụng quả từ đó làm giảm năng suất của Xoài.

3.2. Làm giảm chất lượng Xoài

Những quả bị bệnh thường có vết thâm đen nên trước mặt chúng sẽ làm ảnh hưởng đến hình thức từ đó làm giảm giá Xoài ra thị trường.

Còn về chất lượng nấm tạo ra vị khác lạ không ngon và giảm chất dinh dưỡng bên trong quả Xoài.

Quả Xoài bị mắc bệnh Thán ThưQuả Xoài bị mắc bệnh Thán Thư

3.3. Ảnh hưởng sinh trưởng cây Xoài

Xoài bị bệnh Thán Thư gây rụng lá, điều này ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, không những vậy chúng còn tấn công đọt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tán cây, điều này làm cây bị suy yếu dễ bị bệnh hại tấn công.

IV. PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI

Để phòng trừ nấm bệnh Thán Thư chúng ta cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, quan tâm từ khâu trồng, chăm sóc, vệ sinh. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một số giải pháp giúp phòng trừ bệnh Thán Thư cho cây Xoài.

4.1. Phòng bệnh Thán Thư

Để phòng bệnh này chúng ta có tạo điều kiện bất thuận cho loại nấm này khó phát triển và lây lan, cụ thể chúng ta có thể thực hiện một số công việc như sau:

  • Vệ sinh: thu gom, tiêu hủy những cành lá bị nhiễm bệnh tránh sự lây lan.
  • Tạo không gian: tạo không gian thoáng đãng tránh ẩm ướt làm nơi cư trú của nấm như: tỉa cành, dọn cỏ tạo điều kiện ánh sáng cho cây giúp hạn chế sự phát triển của nấm.
  • Bón phân: cân đối, đặc biệt đủ kali và canxi để tăng sức đề kháng cho cây.
  • Tưới nước hợp lý: tránh tưới quá nhiều giảm độ ẩm trong vườn vì ẩm là điều kiện lý tưởng để nấm bệnh phát triển.
  • Sinh học: sử dụng nấm hoặc sinh vật đối kháng giúp tiêu diệt nấm theo cơ chế tự nhiên.
  • Phun thuốc: có thể phun phòng bệnh Thán thư cho cây Xoài, thời điểm phun thường là trước khi ra hoa và sau khi đậu quả.

4.2. Phun thuốc bảo vệ thực vật

Không giống như sâu bệnh có chu kỳ, nên việc lựa chọn thời điểm phun rất quan trọng. Còn với nấm bệnh khi phát hiện dấu hiệu chúng ta cần phun ngay lập tức. Khi phun thuốc nấm bệnh Thán Thư chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh lúc trời nắng nóng hoặc mưa.
  • Tránh phun thuốc khi gió mạnh vì có thể bị bay thuốc mất hiệu quả của thuốc.

Ngoài ra để nâng cao hiệu quả trị nấm bệnh Thán Thư cũng như bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm chi phí chúng ta nên sử dụng máy bay phun thuốc cây ăn quả, bởi đặc điểm cây Xoài là rất cao nên việc phun rất khó khăn và hiệu quả kém.

Dưới đây là một số giá trị khác biệt khi sử dụng máy bay nông nghiệp thay vì phun thủ công hoặc máy phun mặt đất:

  • Công nghệ ly tâm làm nhỏ kích thước hạt phun, loại drone hiện đại có thể đạt 10µm.
  • Chính xác cao, nhờ sử dụng công nghệ định vị chính xác nên drone được dẫn đường chính xác đến từng centimet.
  • Lưu lượng lớn, drone hiện đại có thể phun 40 lít/phút, mỗi ngày có thể phun cả trăm ha.
  • Hiệu quả: drone phun từ trên xuống, gió cánh quạt làm khô giúp thuốc bám chặt hơn, và len lỏi mọi ngóc ngách cây trồng.
  • Tiết kiệm, theo thống kê sử dụng drone giảm từ 20% lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Kịp thời, nhờ tốc độ phun cao và lưu lượng lớn.
  • Bảo vệ người phun do người vận hành có thể tránh xa môi trường độc hại

Để biết thêm thông tin chi tiết về những chiếc máy bay nông nghiệp phù hợp với cây Xoài xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.

 

Tags: xoài