Kỹ Thuật Trồng Xoài

01-03-2025

Xoài là cây ăn trái được trồng phổ biến ở nước ta, do đặc tính thích nghi rộng nên cây xoài được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam trong đó khu vực trồng nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết dưới đây hướng dẫn một số kỹ thuật trồng xoài cho năng suất cao.

Xoài là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế caoXoài là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao

I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY XOÀI

Xoài là loại cây ăn trái nhiệt đới, có vòng đời dài, dưới đây là một số đặc điểm sinh học cây xoài mà chúng ta cần quan tâm từ đó giúp bà con có phương án trồng và chăm sóc cây xoài tốt nhất.

  • Thân cây: là cây gỗ lớn có thể cao đến 20m với tán lá rộng.
  • Bộ rễ: xoài có rễ cọc phát triển mạnh và sâu vào trong đất còn rễ nhánh tập trung ở tầng đất mặt.
  • Lá: Lá đơn mọc so le nhau, có hình thuôn dài. Lá non có màu đỏ tía, khi già chuyển màu xanh lục.
  • Hoa: có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng.
  • Quả: Chí màu vàng cam, vị ngọt và thơm và có hạt ở bên trong.
  • Cây ưa khí hậu nóng ẩm, thích hợp nhất với nhiệt độ từ 24-270C.
  • Lớn nhanh giai đoạn đầu, sau 3-4 năm trồng sẽ cho quả.
  • Tuổi thọ của Xoài rất cao có thể lên tới hàng trăm năm.

II. CHỌN ĐẤT TRỒNG XOÀI

Xoài là cây có bộ rễ đâm thẳng xuống đất nên tầng canh tác rất quan trọng và đất phải thoát nước và xốp để cho bộ rễ phát triển. Dưới đây là một số yêu cầu đối với đất để trồng xoài cho năng suất và chất lượng cao.

Đất trồng Xoài yêu cầu tầng canh tác sâu và có khả năng thoát nước tốtĐất trồng Xoài yêu cầu tầng canh tác sâu và có khả năng thoát nước tốt

2.1. Tầng canh tác, mực nước ngầm

Do có bộ rễ cắm sâu xuống đất nên tầng canh tác vườn trồng xoài rất sâu, đối với cây xoài chiều dày tầng canh tác ít nhất phải từ 1,5-2m  và mực nước ngầm cũng phải thấp, tầng nước ngầm cách mặt đất ít nhất phải từ 2,5m trở lên để tránh rễ cây bị úng.

2.2. Khả năng thoát nước

Xoài là cây ăn trái chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy yêu cầu với đất trồng xoài phải có khả năng thoát nước tốt. Nếu khu đất thoát nước kém cần phải làm luống cao hoặc đào rãnh thoát nước để nâng cao khả năng thoát nước cho cây xoài.

2.3. Độ pH và Dinh dưỡng

Độ pH thích hợp nhất để trồng xoài từ 5,5 đến 7,0. Nếu độ pH quá cao hoặc quá thấp chúng ta phải tiến hành cải tạo đất trước khi trồng.

Đất trồng xoài phải có đủ chất dinh dưỡng, bởi xoài là cây phát triển rất nhanh thời gian đầu nên lượng chất dinh dưỡng cần thiết là rất lớn vì vậy trước khi trồng nên bón lót cho cây xoài.

2.4. Một số loại đất trồng xoài hiệu quả

Đất lý tưởng trồng Xoài là phải có tầng canh tác sâu, khả năng thoát nước phải tốt và giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số loại đất phù hợp để trồng Xoài.

  • Đất pha cát: đây là đất lý tưởng để trồng xoài nhờ khả năng thoát nước và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.
  • Đất thịt pha cát: Đây cũng là loại đất thích hợp nhờ khả năng thoát nước và giàu chất dinh dưỡng.
  • Một số loại đất khác: Ngoài một số loại đất pha cát còn một số loại đất khác có thể trồng xoài như đất đỏ bazan, đất phù sa cổ, đất phù sa ven sông, đất feralit.

III. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG XOÀI

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xoài khác nhau, có loại xoài thơm ngon, có loại hơi chua nhưng mã đẹp, hiện nay trên thị trường có một số loại giống như: Xoài cát Hòa Lộc, Xoài cát Chu, Xoài keo, Xoài Tượng, Xoài Đài Loan,.., tùy thuộc vào mục đích trồng và đặc điểm từng loại xoài mà chúng ta chọn giống xoài phù hợp. Ví dụ như:

  • Trồng để ăn: chọn xoài thơm ngon, ít xơ như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu và xoài Keo.
  • Để chế biến: chọn loại xoài chắc, ít nước như xoài tượng, xoài thanh ca.
  • Để xuất khẩu: nên tìm hiểu nhu cầu của thị trường mục tiêu mà chọn giống Xoài phù hợp.

Ngoài ra chúng ta cũng phải quan tâm điều kiện khí hậu và loại đất canh tác để chọn loại Xoài phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng khu vực trồng Xoài.

Trên thị trường có rất nhiều giống Xoài khác nhauTrên thị trường có rất nhiều giống Xoài khác nhau

Sau khi đã chọn được giống Xoài, dưới đây chúng ta tìm hiểu kỹ thuật chọn cây giống giúp cây xoài phát triển tốt, ít sâu bệnh như:

  • Chọn cơ sở sản xuất giống uy tín.
  • Nên chọn giống cây có độ tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi.
  • Thân thẳng, lá xanh tốt, không bị sâu bệnh.
  • Có thể tìm hiểu cây mẹ có cho năng suất cao không.
  • Bộ rễ phát triển mạnh, nhiều rễ tơ, không bị xoắn.
  • Nên chọn giống cây giống được tạo bằng phương pháp ghép.
  • Mặt ghép liền sẹo, không nứt nẻ, không có dấu hiệu bệnh tật.
  • Bầu đất chắc chắn, không bị vỡ, kiểm tra bầu có bị nấm và có mùi hôi không.

IV. KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI

4.1. Chuẩn bị hố trồng xoài

a. Khoảng cách hố

Xoài là cây có tuổi thọ cao vì vậy khoảng cách các hố trồng xoài phải có khoảng cách rất lớn. Nếu khoảng cách trồng thưa chúng ta có thể để khoảng cách các hố là 8x8m cho đến 10x10m. Còn nếu trồng dày hơn chúng ta có thể tạo các hố có khoảng cách 5x6m.

b. Kích thước hố

Chúng ta nên chuẩn bị hố trước khi trồng Xoài từ 1 đến 3 tháng với kích thước hố chuẩn bị sẽ như sau:

  • Chiều rộng hố: từ 60-80cm.
  • Chiều sâu hố: 50-70cm.

Hố trồng Xoài phải chuẩn bị trước từ 1 đến 3 tháng trước khi trồngHố trồng Xoài phải chuẩn bị trước từ 1 đến 3 tháng trước khi trồng

c. Bón lót cho Xoài

Sau khi đào hố chúng ta sẽ thực hiện bón lót luôn, tiêu chuẩn mỗi hố chúng ta bón lượng phân bón như sau:

  • Phân chuồng hoai mục: từ 20 đến 30 kg.
  • Phân lân: 1-2 kg.
  • Phân kali: 0,1 kg.
  • Vôi bột: 0,3-0,5 kg.

Sau đó chúng ta trộn đều lượng phân bón và đất lên rồi lấp bằng miệng hố. Công việc này chúng ta làm trước khi trồng ít nhất một tháng.

d. Kỹ thuật trồng Xoài

Sau khi đã bón lót được từ 1-2 tháng chúng ta bắt đầu mang cây giống đi trồng, để trồng Xoài con chúng ta chỉ việc thực hiện những công việc như sau:

  • Đào một hố nhỏ ở giữa hố đã chuẩn bị.
  • Rạch bỏ bầu và đặt bầu cây vào giữa hố.
  • Lấp đất và nén chặt xung quanh.

Đặc biệt sau khi trồng xong chúng ta nên gia cố chống cây con để đảm bảo cây không bị lay gốc và sau khi trồng được 1 tháng chúng ta bắt đầu cắt bỏ nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

V. KỸ THUẬT CHĂM SÓC XOÀI CON MỚI TRỒNG

Tháng đầu tiên sau khi trồng là thời điểm vô cùng quan trọng, chúng ta luôn phải đảm bảo giữ ẩm cho cây Xoài con vì vậy sau khi trồng chúng ta cần thực hiện một số công việc như:

  • Sử dụng rơm, rác mục ủ quanh gốc.
  • Thường xuyên tưới nước để giữa ẩm.

Trong giai đoạn đầu trồng Xoài, công việc giữ độ ẩm và phòng trừ nấm bệnh là rất quan trọng. Bởi giai đoạn này cần giữ ẩm và môi trường ẩm là điều kiện lý tưởng để nấm bệnh phát triển. Để giải quyết vấn đề này chúng ta nên ứng dụng công nghệ vào trong quá trình chăm sóc cây trồng. Cụ thể:

4.1. Tưới nước cho cây

Giai đoạn đầu cây Xoài chưa bén rễ nên hạn chế làm gốc cây bị lung lay, nếu chúng ta tưới nước bằng vòi nước, cốc,…, sẽ làm lung lay ảnh hưởng đến rễ cây xoài non. Để hạn chế vấn đề này chúng ta nên sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Công nghệ này vừa tiết kiệm vừa bảo vệ sức khỏe cây trồng.

4.2. Phòng trừ nấm bệnh

Nấm bệnh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển sau này, vì vậy chúng ta phải thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện nấm bệnh phải có biện pháp phun thuốc, lưu ý chúng ta không phun ngay mà tùy thuộc từng loại sâu bệnh mà chọn thời điểm phù hợp, tuy nhiên thời điểm này thường chỉ trong vòng từ 1-3 ngày nên để đảm bảo kịp tiến độ chúng ta nên sử dụng máy bay nông nghiệp để phun thuốc bởi nếu diện tích trồng Xoài lớn thì chỉ có drone nông nghiệp mới có thể kịp thời phun thuốc với diện tích lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Lưu ý ít nhất phải sau 1 tháng mới nên sử dụng máy bay phun thuốc bởi trong giai đoạn đầu rễ chưa bén nên gió từ cánh quạt drone nông nghiệp sẽ làm lung lay ảnh hưởng đến khả năng bén rễ cây Xoài.

Để tìm hiểu về các dòng máy bay nông nghiệp cũng như các giải pháp nông nghiệp công nghệ cao xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.