Với cam kết phát thải khí về không vào năm 2025 cũng như người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe và môi trường cho thấy xu hướng sản xuất lúa hữu cơ ngày càng quan trọng vậy lúa hữu cơ là gì? Khi sản xuất cần đáp ứng những tiêu chí gì để được công nhận là lúa hữu cơ.
I. SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN LÚA HỮU CƠ
Dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu lúa hữu cơ là gì, tầm quan trọng của lúa hữu cơ cũng như làm rõ những yêu cầu cần thiết để sản xuất thành công lúa hữu cơ đạt chuẩn.
Để được công nhận và dán nhãn chứng nhận lúa hữu cơ, sản phẩm của bạn cần đáp ứng những tiêu chí nghiêm ngặt dựa trên các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia và quốc tế.
Khi sản xuất lúa hữu cơ chúng ta cần quan tâm tới một số tiêu chí như:
Duy trì và tăng độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và tơi xốp của đất, chống xói mòn đất cũng như ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất.
Hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo.
Ưu tiên sử dụng nguyên liệu tái chế có nguồn gốc động vật và thực vật làm nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.
Cân bằng hệ sinh thái khi sản xuất lúa.
Lúa Hữu Cơ Là Gì Và Tại Sao Cần Chứng Nhận?
Lúa hữu cơ là loại lúa được canh tác theo các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ, tập trung vào sức khỏe đất, hệ sinh thái và con người. Quá trình canh tác lúa hữu cơ hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất tổng hợp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), và các sinh vật biến đổi gen (GMO).
Sử dụng phân bón hữu cơ là bắt buộc trong sản xuất lúa hữu cơ
Việc đạt chứng nhận lúa hữu cơ là tiền đề quan trọng để chúng ta xuất khẩu lúa gạo vào những thị trường khó tính như Nhật Bản quốc gia gần như không chấp nhận dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hạt gạo. Ngoài ra chúng còn giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, xây dựng lòng tin với người tiêu dùng và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
II. CÁC TIÊU CHÍ SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ
Để lúa của bạn được công nhận là hữu cơ, bạn cần tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất lúa hữu cơ xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đất đến thu hoạch và sau thu hoạch. Dưới đây là những tiêu chí chính:
2.1. Yêu cầu đất trồng lúa hữu cơ
Điều kiện đất trồng lúa hữu cơ: phải đảm bảo cách xa khu vực ô nhiễm, tách biệt với khu vực sản xuất không hữu cơ.
Vùng đệm: Phải có vùng đệm đủ rộng hoặc các rào cản tự nhiên (kênh mương, hàng rào cây xanh) để ngăn chặn sự nhiễm hóa chất từ các vùng canh tác lúa thông thường lân cận.
Quá trình chuyển đổi: Diện tích đất phải trải qua quá trình chuyển đổi có kiểm soát dưới sự giám sát của tổ chức chứng nhận lúa hữu cơ. Thời gian chuyển là 1 năm hoặc có thể rút ngắn nhưng ko ít hơn 6 tháng. Thời điểm bắt đầu tính là ngày ghi nhận việc quản lý sản xuất hữu cơ trong hồ sơ hoặc ngày tổ chức chứng nhận chấp nhận đơn đăng ký.
2.2. Yêu Cầu Về Giống và Hạt Giống Lúa Hữu Cơ
Ưu tiên giống hữu cơ: Ưu tiên sử dụng những giống lúa được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ.
Không sử dụng lúa GMO: không sử dụng những giống lúa biến đổi gen, chọn những giống lúa phù hợp đất và khí hậu địa phương.
Xử lý hạt giống: Nếu cần xử lý hạt giống, chỉ được sử dụng các phương pháp và vật liệu được cho phép trong tiêu chuẩn hữu cơ.
2.3. Quản Lý Đất và Dinh Dưỡng Trồng Lúa Hữu Cơ
Trong quá trình canh tác lúa hữu cơ chúng ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề xử lý gốc rạ. Cụ thể chúng ta cần quan tâm tới một số vấn đề như sau:
Phân bón hóa học: tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học tổng hợp.
Cày sớm để: vùi gốc rạ, bón vôi để gốc rạ hoại mục cũng như tiêu diệt nấm bệnh.
Cày đất: cày sâu từ 20- 25 cm. Cày 2 lần và mặt ruộng phải được san phẳng, tránh nơi cao thấp khó điều tiết nước, ảnh hưởng đến cây lúa và cỏ dại.
Cụ thể kỹ thuật bón phân cho lúa hữu cơ chúng ta thực hiện như sau:
a. Lượng phân bón cho 1 ha lúa hữu cơ:
Vôi: 400 kg.
Phân chuồng hoai mục: từ 8- 10 tấn ( nếu không có sử dụng 1 tấn phân hữu cơ vi sinh)
Phân hữu cơ sinh học: 2 tấn.
Phân lân nung chảy: có thể sử dụng thêm 300 kg phân lân nung chảy
b. Kỹ thuật bón phân cho 1 ha lúa hữu cơ:
Bón lót lúa hữu cơ:
Trước khi cày vỡ lần 1 từ 7-10 ngày: bón toàn bộ vôi.
Trước khi cày lần cuối: bón toàn bộ phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh và phân lân nung chảy.
Trước khi trang lần cuối: Bón 500 kg phân hữu cơ sinh học.
Bón thúc lúa hữu cơ:
Đợt 1: bón 400 kg phân hữu cơ sinh học sau khi sạ từ 10-15 ngày.
Đợt 2: bón 700 kg phân hữu cơ sinh học sau khi sạ từ 20-25 ngày.
Đợt 3: bón 400 kg phân hữu cơ sinh học trước khi trổ từ 18-20 ngày.
2.4. Quản Lý Dịch Hại, Cỏ Dại và Bệnh Hại Canh Tác Lúa Hữu Cơ
Không sử dụng thuốc hóa học: cùng với phân bón vô cơ đây chính là vấn đề cốt lõi trong sản xuất lúa hữu cơ.
Phòng ngừa là chính: Ưu tiên các biện pháp phòng ngừa dịch hại và bệnh tật thông qua việc lựa chọn giống kháng bệnh, luân canh, quản lý nước hợp lý, và duy trì đa dạng sinh học trên đồng ruộng.
Biện pháp tự nhiên: Ưu tiên chăm sóc tốt, kiểm soát dịch bệnh bằng thiên địch, bẫy côn trùng, thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc thực vật/vi sinh vật được phép.
Quản lý cỏ dại: Sử dụng các biện pháp cơ học (làm đất, nhổ cỏ tay), vật lý (che phủ đất), hoặc sinh học. Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học.
Việc ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất lúa hữu cơ rất quan trọng đặc biệt trong quá trình làm phẳng mặt ruộng cũng như cấy đều cũng như cấy đều có vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh một cách tự nhiên cụ thể các thiết bị như:
a. Thiết bị dẫn đường tự động NX510
NX510 sử dụng công nghệ định vị chính xác DTALS chúng giúp không chỉ tự lái máy cấy mà còn giúp hàng lối thẳng và đều nhờ vậy cây lúa tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, lưu thông không khí tốt giúp hạn chế dịch bệnh phát triển
Nhờ sử dụng công nghệ san phẳng tự động bằng hệ thống định vị chính xác DTALS giúp chiếc hệ thống tự động làm phẳng mặt ruộng với độ chính xác cao lên đến từng centimet.
Nguồn nước sạch: Đảm bảo nguồn nước tưới không bị ô nhiễm bởi hóa chất từ các hoạt động nông nghiệp hoặc công nghiệp khác.
Sử dụng nước hiệu quả: Áp dụng các biện pháp tưới tiêu hợp lý để tiết kiệm nước và hạn chế rửa trôi dinh dưỡng.
2.6. Thu Hoạch, Chế Biến và Bảo Quản Lúa Hữu Cơ
Ngừa lây nhiễm: các hoạt động sản xuất từ thu hoạch, chế biến phải đảm bảo hạn chế lây nhiễm và không được sử dụng các chất cấm khác.
Bảo quản: Sử dụng các phương pháp bảo quản tự nhiên hoặc các vật liệu được phép. Không sử dụng hóa chất bảo quản tổng hợp.
2.7. Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật
Ngoài các tiêu chuẩn hữu cơ, người sản xuất còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về sản xuất nông nghiệp, an toàn thực phẩm, môi trường và lao động.
Quy Trình Chứng Nhận Lúa Hữu Cơ Cơ Bản có những bước sau:
Đăng ký và nộp hồ sơ: Cung cấp thông tin chi tiết về trang trại, lịch sử canh tác, kế hoạch sản xuất hữu cơ.
Kiểm tra ban đầu: Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ và kế hoạch của bạn.
Kiểm tra thực địa (Inspection): Chuyên gia của tổ chức chứng nhận sẽ đến trực tiếp trang trại để kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chí sản xuất hữu cơ, phỏng vấn người sản xuất, kiểm tra hồ sơ và lấy mẫu đất/nước/sản phẩm (nếu cần).
Đánh giá và cấp chứng nhận: Dựa trên báo cáo kiểm tra thực địa, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá mức độ tuân thủ. Nếu đạt yêu cầu, chứng nhận sẽ được cấp.
Giám sát định kỳ: Hàng năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện các cuộc kiểm tra giám sát để đảm bảo người sản xuất tiếp tục duy trì tiêu chuẩn hữu cơ.
III. KẾT LUẬN SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ
Đạt được chứng nhận lúa hữu cơ là một hành trình đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí sản xuất hữu cơ. Tuy nhiên, những nỗ lực này sẽ được đền đáp xứng đáng bằng giá trị gia tăng của sản phẩm, niềm tin từ người tiêu dùng, và đóng góp tích cực vào một nền nông nghiệp bền vững.
Nếu bạn đang hướng tới sản xuất lúa hữu cơ, hãy nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn lúa hữu cơ hiện hành (như TCVN 11041 về Nông nghiệp hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn quốc tế như USDA Organic, EU Organic), chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia hoặc tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín.
Để tìm hiểu các giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.