Theo khái niệm phổ biến, Kinh tế Nông nghiệp là một lĩnh vực kinh tế ứng dụng liên quan đến việc áp dụng lý thuyết kinh tế trong việc tối ưu hóa sản xuất và phân phối trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày nay với sự phát triển kinh tế xã hội, Việt nam từ một nước bao cấp hoạt động kinh doanh gần như không có gì, nhưng tính đến hết năm 2021 Việt nam đã có một lượng doanh nghiệp cũng như cá nhân hoạt động kinh doanh lớn như:
Đây không phải là một tỷ lệ cao trên thế giới, nhưng mới chỉ có 30 năm hội nhập thì đây cũng là một điều tương đối tự hào, không những vậy Việt nam hiện nay là một trong những nền kinh tế có độ mở cao trên thế giới nên dư địa cho Bà Con phát triển Kinh Tế Nông Nghiệp vẫn còn rất lớn.
Kinh tế nông nghiệp là sự kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau
Khi nói đến những vùng nông thôn xưa, chúng ta thường hay hình dung đến cảnh chân lấm tay bùn đi kèm với từ “làm nông”, hiện chúng ta chưa có một khái niệm rõ ràng làm nông là gì. Nhưng để đại diện cho sự phát triển của xã hội chúng ta hiểu “Làm Nông” tức là chúng ta phải sử dụng sức lao động của mình trên những cánh đồng để tham gia sản xuất nông nghiệp.
Tuy nước ta bị tàn phá bởi chiến tranh và cấm vận, nhưng sau 30 năm mở cửa và gần 20 năm hội nhập (tính từ lúc Mỹ bỏ cấm vận 1994) thì hiện nay Chúng ta lại được xem là một trong những nước có độ mở về kinh tế cao và du nhập khá nhanh công nghệ không những vậy Việt Nam được xem là có học sinh học một khoa học tự nhiên luôn trong top đầu thế giới. Hiện nay Việt Nam cũng có rất nhiều công nghệ hiện đại như : Máy bay nông nghiệp, hệ thống dẫn đường tự động, Máy cắt, máy cấy,…
Việt Nam có nhiều công nghệ nông nghiệp tiên tiến
Từ chỗ những doanh nghiệp lớn chủ yếu là bất động sản thì ngày nay con số này đang giảm dần, thay vào đó là những doanh nghiệp chuyên về sản xuất và công nghệ như: Vinfast, FPT, Viettel, Vinamilk,...
Xã hội đã thay đổi rất nhiều, nếu như ngành nông nghiệp của chúng ta không thay đổi tư duy từ “Làm nông” sang “Kinh tế nông nghiệp” thì không lâu nữa chúng ta sẽ không còn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nữa bởi ngay cả lao động trong lĩnh vực công nghiệp không cần chuyên môn cao cũng đang rất khan lao động.
Như vậy quá trình chuyển đổi từ “Làm nông” sang “Kinh tế nông nghiệp” là việc bắt buộc nếu không muốn như Philippines từ một nước xuất khẩu gạo giờ lại là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới dù dân vẫn còn nghèo.
Khi kinh tế còn khó khăn, lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều, Chúng ta khó có thể chuyển đổi từ vì việc sử dụng những thiết bị công nghệ như Máy bay nông nghiệp, Máy cắt cỏ tự động sẽ đẩy nhiều lao động đến chỗ không có việc làm, nhưng nay mọi thứ đã thay đổi cơ hội Làm giàu từ Nông nghiệp không còn xa vời với Bà con.
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu điều kiện áp dụng “Kinh tế nông nghiệp” là gì:
4.1. Diện Tích Đất Nông Nghiệp Tập Trung- Ít Lao Động
Như chúng ta đã biết, để hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà, Chính phủ đã có chủ trương “dồn điền đổi thửa” từ những năm 2000, tức là nhà nước tạo địa kiện để Bà con đổi ruộng đất cho nhau để dồn về một khu từ đó có một diện tích canh tác lớn hơn để Bà con thuận lợi trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Không những vậy, Việt nam được đánh giá là nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, năm 1988 nước ta đứng thứ 90 thế giới về kim ngạch xuất khẩu thì năm 2022 Việt Nam đã vươn lên thứ 21 trên thế giới và thứ 2 ở Đông nam á.
Do công nghiệp hóa Việt Nam có nhiều diện tích đất bị bỏ hoang
Nhờ hoạt động sản xuất và xây dựng tăng cao nên lượng lao động hoạt động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực này cũng rất lớn dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong nông nghiệp. Việc thiếu hụt lao động gây khó khăn trong nông nghiệp nhưng ở mặt ngược lại đây lại là cơ hội để ta chuyển nổi từ hoạt động “Làm nông” sang làm “Kinh tế nông nghiệp” khi diện tích đất bỏ hoang sẽ được tập trung lại đầu tư một cách bài bản hơn . Cụ thể năm 2001 Việt nam có 62,7% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì sang năm 2021 chỉ còn có 29%.
4.2. Hệ thống giao thông- máy móc
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu đứng thứ 21 Thế giới, trong khi quy mô kinh tế chỉ xếp thứ 35 cho thấy hạ tầng giao thông của chúng ta tốt hơn nhiều so với những quốc gia có cùng quy mô kinh tế vì Việt Nam cần luân chuyển một lượng hàng hóa lớn hơn nhiều so với quốc gia cùng trình độ phát triển.
Việt nam nhập khẩu nhiều thiết bị nông nghiệp hiện đại
Không những vậy, Việt nam có một dân số yêu công nghệ, hiện nay hầu như công nghệ tiên tiến nhất mà phù hợp với điều kiện đất nước đều đã được nhập về như: Thiết bị dẫn đường tự động, Máy bay nông nghiệp Phun Thuốc, hệ thống san phẳng mặt đất, hệ thống giám sát nông nghiệp,…
4.3. Hệ thống mạng Internet
Theo thống kê hiện Việt Nam đã phủ sóng mạng lên tới 99,8% dân số. Tỷ lệ người Việt dùng mạng cũng lên tới 78,6%, con số này đưa Việt Nam thành quốc gia có số người sử dụng internet nhiều thứ 12 trên thế giới.
4.4. Kênh xúc tiến thương mại nông sản
Những năm trước, nông sản Việt nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung quốc và những quốc giá quanh đông nam á nơi mà yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm không cao.
Nhờ áp dụng công nghệ, nguồn gốc rõ ràng và nhiều chủ chương của nhà nước xây dựng hệ thống thương hiệu nông sản, đặc biệt xây dựng thương hiệu nông sản vùng giúp nông sản Việt Nam góp mặt tại các siêu thị ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu,…
Việt nam có nhiều chương trình xúc tiến thương mại tại nước phát triển
Mặt hàng Nông sản Việt giờ đã có mặt ở các siêu thị trên khắp thế giới từ những nước yêu cầu chất lượng trung bình cho tới những thị trường nghiêm ngặt nhất trên thế giới Cho thấy kênh xúc tiến thương mại nông sản của chúng ta đang hoạt động rất tốt.
Với sự dịch chuyển kinh tế nhanh như Việt nam, mục tiêu của chúng ta giờ không phải là chống giặc đói mà là chống giặc nghèo. Để khi nhắc tới nông nghiệp người ta không còn nghĩ đến cảnh “Chân lấm tay bùn”. Để Bà con có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình thì bắt buộc Chúng ta phải làm “Kinh tế nông nghiệp”.
Giờ đây chúng ta đã hội tụ đủ mọi khía cạnh để chuyển đổi từ “Làm Nông” sang “Kinh tế nông nghiệp” giờ chỉ còn vấn đề là chúng ta làm gì để tận dụng được cơ hội này mà thôi.
Để trải nghiệm công nghệ nông nghiệp tiến tiến nhất Bà con có thể tham khảo các sản phẩm của GlobalCheck như: Máy bay nông nghiệp, Thiết bị dẫn đường tự động NX510, hệ thống làm phẳng GIC,..
GlobalCheck mong muốn rằng góp một phần nhỏ của mình vào công cuộc chuyển đổi sang “Kinh tế nông nghiệp” cùng Bà con làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.