Trong các giai đoạn chăm sóc cây sầu riêng, thời kỳ cây sầu riêng ra hoa đậu trái cần chăm sóc đặc biệt bởi chúng quyết định năng suất và chất lượng trái sau này. Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết kỹ thuật bón phân và vai trò từng loại phân bón ảnh hưởng đến sự phát triển cây sầu riêng.
Giai đoạn ra hoa cây sầu riêng cần rất nhiều chất dinh dưỡng, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu vai trò phân bón và nhu cầu dinh dưỡng như thế nào để từ đó có thể điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Bón phân giúp kích thích ra hoa và đậu quả cho cây sầu riêng
1.1.Vai trò từng loại phân bón với cây sầu riêng
Để hiểu sự cần thiết của phân bón với cây sầu riêng, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu mỗi loại phân bón đóng vai trò gì trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, đây sẽ là nền tảng để tùy theo điều kiện thực tế chúng ta biết cây sầu riêng cần gì từ đó có giải pháp cho từng hoàn cảnh cụ thể.
a. Phân đạm
Đạm là thành phần cấu tạo nên protein, enzyme và diệp lục tố, tham gia vào quá trình trao đổi chất. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc tế bào và hợp chất hữu cơ. vì vậy kỹ thuật bón phân đạm cây sầu riêng ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng.
Biểu hiện cây sầu riêng thiếu đạm:
b. Phân lân
Phân lân quyết định đến khả năng sinh lý của cây sầu riêng, nó ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như tăng cường sức đề kháng và chất lượng trái sầu riêng sau này, cụ thể vai trò của đạm với cây sầu riêng như sau:
Biểu hiện của cây sầu riêng thiếu lân sẽ như sau:
c. Phân Kali
Kali đóng vai trò vô cùng quan trọng đến chất lượng và năng suất trái sầu riêng sau này, vì vậy khi bón phân cho cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả chúng ta đặc biệt quan tâm đến tình trạng cây sầu riêng có thiếu Kali hay không.
Kali đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi trái sầu riêng
Cụ thể phân bón Kali đóng vai trò trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây sầu riêng như sau:
Biểu hiện cây sầu riêng thiếu Kali sẽ như sau:
d. Phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ là xu hướng tất yếu hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng chúng còn có vai trò cải tạo môi trường đất, cụ thể vai trò phân bón hữu cơ với cây sầu riêng như sau:
Hiện nay việc sử dụng phân bón hữu cơ rất thuận tiện, điển hình như phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy -VMH03 của chúng tôi ở dạng nước, Anh/ Chị chỉ cần pha ra nước và phun như phun thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt nhờ công nghệ drone nông nghiệp việc phun rất dễ dàng và hiệu quả cao.
Phân bón hữu cơ vi sinh không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn cải tạo đất
1.2.Vai trò phân bón với cây sầu riêng giai đoạn ra hoa
Giai đoạn này ngoài việc nuôi cây, phân bón còn có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu trái và nuôi trái từ đó góp phần đồng hành cùng bà con hướng tới một vụ bội thu. Cụ thể vai trò phân bón giai đoạn này như sau:
Để bón phân cho cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái chúng ta có thể bón phân qua gốc hoặc phun qua lá, lưu ý bài viết dưới đây chỉ dựa vào tiêu chuẩn chung, chúng ta nên kết hợp thêm điều kiện thực tế và tham khảo ý kiến chuyên gia để thay đổi liều lượng cho phù hợp.
Để thay đổi liều lượng chúng ta tham khảo các dấu hiệu cây sầu riêng đang thiếu loại phân nào để từ đó có sự thay đổi cho đúng với điều kiện thực tế. ngoài ra chúng ta phải tạo môi trường đất đủ ẩm giúp hòa tan phân bón như vậy cây sầu riêng hấp thụ phân bón tốt hơn.
Bón phân giai đoạn ra hoa đậu quả quyết định năng suất và chất lượng trái sầu riêng
Bón phân cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả chúng ta sẽ có 3 giai đoạn bón phân, cụ thể như sau:
2.1. Giai đoạn trước khi ra hoa từ 1 đến 2 tháng
Giai đoạn này chúng ta thường bón loại NPK 10-50-17, trước đó khoảng 2-3 tháng bà con nên bón phân hữu cơ sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của cây sầu riêng, ngoài ra tùy thuộc sức khỏe cây chúng ta có thể cải thiện thêm đạm, kali hoặc lân.
Giai đoạn này chúng ta thường bón từ 2-4 kg phân bón NPK/gốc cây. Để phát huy hiệu quả phân bón chúng ta có thể chia nhỏ lượng phân bón trên thành 3 lần bón mỗi lần cách nhau từ 10- 15 ngày.
Để bón phân chúng ta đào rãnh quanh tán cây (cách gốc từ 0,5 đến 1m), bón phân vào rãnh rồi lấp lại, để tăng khả năng hấp thụ phân bón cho cây sầu riêng chúng ta nên tưới ẩm giúp hòa tan phân bón nhanh hơn.
2.2. Khi hoa sầu riêng bắt đầu nhú
Giai đoạn này phân bón giúp tăng khả năng phát triển của hoa và khả năng đậu trái đồng thời tránh kích thích lá non cạnh tranh dinh dưỡng với hoa (hạn chế sử dụng NPK hàm lượng đạm cao)
Giai đoạn này chúng ta chỉ bón 0,1 đến 0,3 kg NPK/gốc. nếu có điều kiện chúng ta nên chia nhỏ ra thành 2 đợt, mỗi đợt cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Lưu ý chúng ta không bón giai đoạn hoa sầu riêng đang nở rộ vì nó có thể làm rụng hoa ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn.
2.3. Giai đoạn đậu trái (trái non)
Giai đoạn này quyết định năng suất và chất lượng trái sầu riêng vì vậy chúng ta cần tìm hiểu kỹ về kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng giai đoạn đậu trái. Sau khi sầu riêng đậu trái chúng ta có 3 đợt bón phân như sau:
Đợt 1: giai đoạn trái được 60 ngày tuổi
Giai đoạn này chúng ta thường bón NPK 15-15-15 YARA với liều lượng 0,5kg/gốc. Để phát huy hiệu quả chúng ta nên chia đều làm 2 lần bón, lần thứ 2 cách lần 1 từ 10 đến 15 ngày.
Đợt 2: Sau trái được 80-85 ngày tuổi
Đợt này chúng ta chia thành 2 lần, mỗi lần từ 0,15 đến 0,25 kg phân NPK/cây. Sau đó cách từ 10 đến 15 ngày chúng ta tiếp tục bọn như liều lượng lần thứ nhất.
Đợt 3: Khi trái được 105 ngày tuổi
Giai đoạn này chúng ta cũng chia thành 2 lần, mỗi lần bón từ 0,3 đến 0,5 kg phân K2SO4 (kali trắng Con cò Pháp), mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày.
Để phát huy hiệu quả quá trình phun thuốc cho cây sầu riêng chúng ta cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau:
2.1. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh
Ngày nay xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng quan trọng bởi chúng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà còn có một số giá trị khác như:
Khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh chúng ta sẽ sử dụng phân bón vô cơ với liều lượng giảm đi vì vậy liều lượng cụ thể chúng ta cần xem bảng hướng dẫn chi tiết từng loại phân bón.
2.2. Sử dụng công nghệ
Hiện nay khi việc bón phân vô cơ qua gốc chúng ta vẫn phải làm thủ công, tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng phương pháp bón phân qua lá, tức là pha phân bón ra nước rồi phun (đặc biệt với phân bón vô cơ dạng nước) như phun thuốc bảo vệ thực vật.
Để bón phân cho cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả bằng phương pháp phun qua lá chúng ta có thể sử dụng máy bay nông nghiệp phun như phun thuốc bảo vệ thực vật giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc cây và tiết kiệm phân bón nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng sầu riêng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về phân bón hữu cơ vi sinh cũng như những dòng máy bay nông nghiệp hiện đại để chăm sóc cây sầu riêng tốt hơn xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.