Một Số Bệnh Hại Cây Sầu Riêng

08-01-2025

Sầu riêng là loại cây có giá trị kinh tế cao, năm 2024 nước ta xuất khẩu 3,1 tỷ USD từ loại trái cây này chiếm tới gần một nửa kim ngạch xuất khẩu rau củ quả. Tuy nhiên đây là cây trồng có khá nhiều bệnh hại khác nhau, dưới đây là một số bệnh hại phổ biến ở cây sầu riêng.

I. MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY SẦU RIÊNG

1.1. Bệnh rầy nhảy ở cây sầu riêng

a. Tác hại rầy nhảy

Đây là loại bệnh có tốc độ lây lan nhanh và khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, loại này làm giảm khả năng đậu trái, lá bị biến dạng quăn queo làm giảm khả năng quang hợp dẫn đến ảnh hưởng khả năng sinh trưởng và chất lượng trái sầu riêng.

b. Triệu chứng cây sầu riêng bị rầy nhảy

Bệnh rầy nhảy thường biểu hiện ở lá, đặc biệt lá non thường xuất hiện những chấm vàng nhỏ, bị biến dạng, quăn quen dần dần sẽ khô và bị rụng.
Khi lá cây bị rụng và biến dạng nhiều sẽ dần làm giảm khả năng quang hợp ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển cây sầu riêng.

c. Nguyên nhân bệnh rầy nhảy

Bệnh này do rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn, chúng có hình dạng giống con bọ nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt còn ấu trùng có hình dáng giống vảy nhỏ bám chặt trên lá.

Rầy nhảy tập trung chủ yếu ở các lá non và chồi non, chúng chích hút nhựa cây làm lá vàng úa, rụng.

Bệnh rầy nhảy ở cây sầu riêngBệnh rầy nhảy ở cây sầu riêng

d. Phòng bệnh rầy nhảy

Để phòng bệnh chúng ta chủ yếu tập trung vệ sinh, cắt tỉa cành, lá bị bệnh rồi thu gom và mang đi tiêu hủy.

1.2. Bệnh rầy xanh ở cây sầu riêng

a. Tác hại bệnh rầy xanh với cây sầu riêng

Rầy xanh sinh trưởng và phát triển rất nhanh kết hợp với khả năng thích nghi cao vì vậy tốc độ lây lan rất nhanh, chúng làm dụng lá dẫn đến khả năng quang hợp kém ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển cây sầu riêng sau này. Đặc biệt nếu vào giai đoạn ra hoa đậu quả nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đậu trái, quả nhỏ và chất lượng kém.

b. Triệu chứng bệnh rầy xanh

Rầy xanh sẽ chích hút lá non dẫn đến hình thành những chấm vàng nhỏ li ti, lâu dần lá bị biến dạng sang xoắn khô dần và rụng lá.
Khi lá cây bị rụng và bị xoắn nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây sầu riêng, lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng ra hoa đậu quả của cây sầu riêng.

Lá bị bệnh rầy xanh sẽ biến dạng dần sẽ bị rụng Lá bị bệnh rầy xanh sẽ biến dạng dần sẽ bị rụng

c. Nguyên nhân bệnh rầy xanh

Nguyên nhân bệnh rầy xanh có thể do thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và chúng ta không tiêu diệt mầm mống bệnh, đặc biệt môi trường cỏ dại sau một thời gian ủ bệnh sẽ chuyển sang cây sầu riêng.

Ngoài ra sự mất cân bằng sinh thái dẫn đến suy giảm vi sinh vật có ích tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Rầy xanh trên lá non của cây sầu riêngRầy xanh trên lá non của cây sầu riêng

d. Phòng ngừa bệnh rầy xanh

Để phòng bệnh rầy xanh chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cây sầu riêng đồng thời vệ sinh, cắt tỉa để tạo môi trường bất thuận cho rầy xanh phát triển.

1.3. Bệnh bọ trĩ ở cây sầu riêng

a. Tác hại bệnh bọ trĩ

Bệnh này phát triển mạnh trong giai đoạn cây sầu riêng ra hoa đậu trái nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây sầu riêng.  Bọ trĩ có khả năng sinh sản và thích nghi cao nên tốc độ lây lan của chúng rất nhanh.

b. Triệu chứng bệnh bọ trĩ

Bọ trĩ có sức phá hoại lớn, chúng tấn công từ lá, hoa đến trái sầu riêng vì vậy biểu hiện bệnh này cũng biểu hiện rõ trên lá, hoa và trái sầu riêng, cụ thể:

  • Lá: xuất hiện những chấm trắng hoặc bạc, lá bị biến dạng xoắn lại dần bị khô và rụng.
  • Hoa: bị héo úa, không đậu quả.
  • Quả: bị biến dạng, xuất hiện vết sần sùi ảnh hưởng đến chất lượng trái.

c. Nguyên nhân bệnh bọ trĩ

Nguyên nhân xuất hiện bệnh bọ trĩ thường là do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chúng phát triển, đồng thời môi trường mất đi vi sinh vật có ích (kẻ thù của bọ trĩ) dẫn đến sự phát triển sâu bệnh này.

Bọ trĩ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây sầu riêng Bọ trĩ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây sầu riêng

d. Phòng ngừa bệnh bọ trĩ

Cách tốt tốt phòng ngừa bọ trĩ là tạo môi trường bất thuận sâu bệnh phát triển bằng cách:

  • Vệ sinh: thường xuyên cắt tỉa, dọn dẹp, loại bỏ cành bị sâu bệnh rồi đem đi tiêu hủy.
  • Tạo kẻ thù cho bọ trĩ:  tạo điều kiện hoặc nuôi thả kẻ thù của bị trĩ như bọ rùa, ong,..,

1.4. Bệnh nhện đỏ ở cây sầu riêng

a. Tác hại bệnh nhện đỏ

Nhện đỏ tấn công bằng cách chích hút nhựa cây làm lá cây úa vàng và dần bị rụng, lá cây bị rụng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp làm giảm sức đề kháng và chất lượng cũng như năng suất cây sầu riêng.

Đặc biệt loài nhện đỏ có khả năng sinh sản nhanh và thích nghi cao nên tốc độ lây lan của chúng cũng rất nhanh.

b. Triệu chứng

Nhện đỏ biểu hiện rõ nhất ở lá và xuất hiện tơ nhện, dưới đây là một số triệu chứng khi xuất hiện loài nhện nguy hiểm này.

  • Lá: ban đầu xuất hiện chấm vàng nhỏ li ti, lá dần chuyển sang úa vàng, khô cứng và rụng.
  • Tơ nhện:  xuất hiện tơ nhện mỏng bao phủ trên lá và cành.

Bệnh nhện đỏ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất cây sầu riêngBệnh nhện đỏ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất cây sầu riêng

c. Nguyên nhân bệnh nhện đỏ

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhện đỏ thường do điều kiện thời tiết thuận lợi cho nhện đỏ phát triển và vệ sinh vườn kém, cụ thể:

  • Nhện đỏ phát triển rất mạnh ở môi trường nóng khô, và hiện tượng cây bị thiếu nước.
  • Vệ sinh: vườn có nhiều lá rụng, cỏ dại tại điều kiện nhện đỏ trú ẩn và phát triển.

d. Phòng ngừa bệnh nhện đỏ

Để hạn chế bệnh nhện đỏ phát triển chúng ta thường tạo điều kiện bất thuận cho chúng phát triển, chúng ta thường thực hiện một số công việc như sau:

  • Tưới nước: cung cấp đầy đủ nước cho cây sầu riêng.
  • Vệ sinh: cắt tỉa, loại bỏ lá già, lá bị bệnh rồi mang đi tiêu hủy.
  • Tạo sinh vật đối kháng: nuôi sinh vật có ích giúp tiêu diệt nhện đỏ.

1.5. Bệnh xén tóc đục thân, cành cây sầu riêng

a. Tác hại bệnh xén tóc-sâu đục thân cây sầu riêng

Với việc tấn công trực tiếp vào thân và cành vì vậy đây là một trong những sâu hại nguy hiểm nhất với cây sầu riêng, chúng đục phá thân cây làm gián đoạn quá trình trao đổi chất khiến cây suy yếu và chết, đặc biệt chúng có vòng đời ngắn nên tốc độ sinh sản và gây hại rất nhanh.

b. Triệu chứng bệnh xén tóc- đục thân cây sầu riêng

Xén tóc có hai hình thái là ấu trùng và khi trưởng thành trong đó giai đoạn gây hại cho cây là giai đoạn ấu trùng còn giai đoạn trưởng thành chúng thường ăn mật hoa và các phần non của cây nên không gây hại nhiều.

  • Ấu trùng: có màu trắng ngà, hình trụ dài, đầu nâu sẫm. Chúng đục sâu vào thân cây sầu riêng và trú ẩn trong dó.
  • Trưởng thành: là loại bọ cánh cứng, có màu nâu đen với kích thước khá lớn.

Bệnh xén tóc là một trong những bệnh đục thân nguy hiểm nhất với cây sầu riêngBệnh xén tóc là một trong những bệnh đục thân nguy hiểm nhất với cây sầu riêng

Dấu hiệu đầu tiên là trên thân cây sầu riêng xuất hiện những lỗ đục, những lỗ này có đặc điểm: hình tròn hoặc bầu dục và có mùn cưa rơi ra.
Sau đó cây bắt đầu có hiện tượng héo úa, lá vàng và rụng. Với cây bị nặng có thể thấy dịch mủ chảy ra từ lỗ bị đục thân.

Lỗ đục trên thân và cành: Đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất. Các lỗ đục thường có hình tròn hoặc bầu dục, có mùn cưa rơi ra.

c. Nguyên nhân bệnh xén tóc

Cũng giống như đa phần sâu bệnh khác, nguyên nhân bệnh xén tóc- đục thân cũng đến từ việc thời tiết, vệ sinh và cách chăm sóc cây sầu riêng, cụ thể:

  • Thời tiết thuận lợi xén tóc phát triển: chúng phát triển tốt ở thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều
  • Vệ sinh: vườn sầu riêng không được vệ sinh tạo điều kiện cho xén tóc trú ẩn.
  • Chăm sóc: Xén tóc thường tấn công những cây thiếu dinh dưỡng, bị bệnh.

d. Phòng ngừa bệnh xén tóc

Để phòng ngừa bệnh xén tóc chúng ta thường xuyên vệ sinh vườn cây, đặc biệt tỉa cành, lá già và loại bỏ cành bị sâu bệnh rồi đem đi tiêu hủy.

1.6. Mọt đục thân, cành cây sầu riêng

a. Tác hại mọt đục thân

Cũng giống như các bệnh đục thân khác chúng trực tiếp tấn công vào thân và cành cây sầu riêng, chúng tạo thành các rãnh bên trong cây sầu riêng nên ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cây như:

  • Giảm năng suất: chúng đục thân, cành làm giảm quá trình trao đổi chất dẫn đến cây sinh trưởng kém ra ít hoa và quả nhỏ.
  • Có thể làm chết cây: mọt tấn công nặng có thể làm cây suy yếu, gãy đổ và dẫn đến chết cây.

b. Triệu chứng mọt đục thân sầu riêng

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết mọt đục thân, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Xuất hiện lỗ nhỏ trên thân: đây là dấu hiệu quan trọng nhất, chúng do mọt tạo ra và có đường kính từ 1-2 mm.
  • Bột mạt gỗ: do phần gỗ bị mọt đục ra, chúng có màu trắng ngà ở xung quanh lỗ đục.
  • Vỏ cây: vỏ sần sùi và dần chuyển sang màu nâu đen ( vùng bị tấn công thường có màu khác biệt so với vùng khác)

Khi cây bị nặng chúng dần chuyển sang bị khô héo, sinh trưởng kém, nếu kéo dài có thể gây chết cây sầu riêng.

Mọt đục thân ở cây sầu riêngMọt đục thân ở cây sầu riêng

c. Nguyên nhân bệnh mọt đục thân

Nguyên nhân bệnh mọt đục thân thường là điều kiện môi trường thuận lợi cho mọt phát triển và cây sầu riêng bị suy yếu nên mọt dễ tấn công, cụ thể:

  • Điều kiện mọt phát triển: thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, không gian bí tạo môi trường ẩm ướt.
  • Vệ sinh kém: môi trường cỏ dại, lá rụng tạo điều kiện tốt cho mọt phát triển và trú ẩn.
  • Cây yếu: cành già, bị tổn thương rất dễ bị mọt tấn công.

d. Phòng ngừa bệnh mọt đục thân

Chúng ta tạo điều kiện bất thuận cho mọt phát triển, để làm việc này chúng ta lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Thường xuyên tỉa cành, dọn cỏ, thu gom lá và cành khô rồi đem đi tiêu hủy.
  • Chăm sóc cây tốt tăng cường sức đề kháng cho cây sầu riêng

1.7. Bệnh rệp sáp cây sầu riêng

a. Tác hại bệnh rệp sáp

Rệp sáp tấn công vào cành, lá, quả để hút nhựa nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt chất lượng và năng suất trái sầu riêng, cụ thể chúng có tác hại:

  • Làm suy yếu cây: chúng hút nhựa làm suy yếu cây sầu riêng, lá dần úa vàng và rụng.
  • Lây lan dịch bệnh: chúng lây lan và truyền nhiễm nhiều loại bệnh khác cho cây
  • Chất lượng sầu riêng: quả bị tấn công thường nhỏ, xấu và giảm chất lượng.

b. Triệu chứng bệnh rệp sáp

  • Biểu hiện ban đầu: xuất hiện các chấm đen trên lá, cành và quả (là phân của rệp sáp).
  • Xuất hiện lớp phủ màu trắng: đây chính là lớp sáp bao phủ rệp sáp.

Khi bệnh phát triển sẽ ảnh hưởng đến cây, dần có hiện tượng lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém.

Rệp sáp làm giảm chất lượng trái sầu riêngRệp sáp làm giảm chất lượng trái sầu riêng

c. Nguyên nhân bệnh rệp sáp phát triển

Nguyên nhân cũng đến từ việc điều kiện tự nhiên lợi cho rệp sáp phát triển và không vệ sinh vườn sầu riêng cẩn thận, cụ thể:

  • Thời tiết: nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho rệp sáp phát triển.
  • Vệ sinh: không cắt tỉa, dọn cỏ, vệ sinh vườn tạo môi trường ẩm ướt và nơi trú ẩn cho rệp sáp.

d. Phòng ngừa bệnh rệp sáp

Để hạn chế bệnh rệp sáp phát triển chúng ta tạo điều kiện bất thuận cho rệp sáp phát triển, chúng ta thực hiện một số công việc như sau:

  • Thường xuyên cắt tỉa, tạo không gian thông thoáng, hạn chế môi trường ẩm ướt
  • Cắt cỏ, dọn dẹp vệ sinh vườn cây sầu riêng.
  • Chăm sóc cây tốt để tăng sức đề kháng cho cây sầu riêng.
  • Tạo điều kiện sinh vật có ích phát triển giúp ta tiêu diệt rệp sáp.

1.8. Sâu đục quả cây sầu riêng

a. Tác hại sâu đục quả

Sâu bệnh phát triển mạnh giai đoạn ra quả, chúng đục vào bên trong quả gây hư hại và giảm chất lượng sầu riêng.

b. Triệu chứng sâu đục quả

  • Xuất hiện lỗ nhỏ trên trái sầu riêng
  • Trái bị biến dạng và méo mó
  • Phần thịt trái dần bị thối và có mùi hôi.
  • Có sâu trong trái và phân của sâu

Sâu đục trái ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng trái sầu riêngSâu đục trái ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng trái sầu riêng

c. Nguyên nhân sâu đục quả

  • Điều kiện thuận lợi sâu phát triển: thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi sâu sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Để quả quá dày: tạo môi trường ẩm ướt, bí khí nên sâu bệnh dễ phát triển.
  • Vệ sinh vườn: nên cắt tỉa, vệ sinh vườn lá và cỏ dại hạn chế môi trường trú ẩn cho sâu bệnh.
  • Cây yếu: khả năng kháng bệnh kém, nên rất dễ bị sâu bệnh tấn công.

d. Phòng ngừa sâu bệnh

Cách tốt nhất phòng ngừa sâu bệnh là tạo mội trường bất thuận cho sâu bệnh phát triển, chúng ta thực hiện một số công việc như sau:

  • Tỉa cành, dọn dẹp vườn giúp lưu thông không khí tránh môi trường ẩm ướt.
  • Tỉa quả nếu quá dày giúp hạn chế môi trường ẩm ướt, bí khí giúp sâu bệnh phát triển.
  • Chăm sóc cây sầu riêng tốt giúp tăng khả năng kháng bệnh cho cây sầu riêng

II. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHO CÂY SẦU RIÊNG

Để phòng trừ bệnh hại sầu riêng chúng ta thường ưu tiên vấn đề phòng trước sau đó mới diệt trừ sâu bệnh bởi khi bệnh đã phát tán thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cây sầu riêng cũng như chất lượng và năng suất trái.

2.1 Phòng bệnh cho cây sầu riêng

Cây sầu riêng có rất nhiều bệnh hại, tuy nhiên để phòng sâu bệnh này chúng ta chỉ có 2 nguyên tắc là tạo môi trường bất thuận sâu bệnh phát triển và tăng cường sức đề kháng cho cây, để làm việc này chúng ta thực hiện một số công việc như sau:

  • Cắt tỉa cành, đặc biệt cành chết và sâu bệnh, công việc này không chỉ hạn chế sâu bệnh lây làm mà còn giúp lưu thông khí, hạn chế môi trường ẩm ướt bởi đây là điều kiện lý tưởng sâu bệnh hại phát triển.
  • Dọn dẹp, diệt khuẩn khu vườn giúp tiêu diệt vinh sinh vật có hại cũng như loại bỏ nơi trú ngụ của chúng.
  • Tạo điều kiện sinh vật có ích phát triển, chúng giúp tiêu diệt vi sinh vật có hại.
  • Đặt các bẫy bắt sâu bệnh, phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi sâu bệnh trưởng thành đi đẻ trứng.

2.2. Diệt trừ sâu bệnh hại cây sầu riêng

Phòng giúp hạn chế bệnh hại phát triển, tuy nhiên khi sâu bệnh đã phát triển rồi chúng ta phải diệt trừ sâu bệnh, cách tốt nhất và nhanh nhất là phun thuốc bảo diệt sâu bệnh, lưu ý để bảo vệ môi trường chúng ta nên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường cũng như làm giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái sầu riêng.

Ngoài ra để tăng hiệu quả xịt thuốc trái sầu riêng chúng ta nên lựa chọn máy bay nông nghiệp xịt thuốc, sử dụng drone không chỉ nhanh chóng kịp thời diệt trừ sâu bệnh mà nhờ công nghệ nghệ chúng còn đem lại nhiều giá trị khác.

Có một điểm chúng ta cần lưu ý khi chọn máy bay xịt thuốc cây sầu riêng, bởi cây có chiều cao và địa hình tương đối phức tạp vì vậy chúng ta nên lựa chọn những chiếc drone được trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác và có khả năng phát hiện và tránh vật cản mạnh mẽ, tiêu biểu như chiếc G500pro của GlobalCheck, chúng có đặc điểm như sau:

  • Khả năng phát hiện và tránh vật cản mạnh mẽ, đây là dòng drone hiếm hoi có khả năng phát hiện và tránh đường dây điện.
  • Công nghệ xịt: ly tâm kép giúp giảm kích thước hạt xuống còn 10 μm giúp thuốc bám chặt mọi ngóc ngách cây sầu riêng.
  • Chính xác cao: nhờ công nghệ định vị chính xác Cors- RTK giúp drone bay chuẩn xác, không bay ra ngoài nhờ vậy tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật

GlobalCheck là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, hiện nay chúng tôi cũng là đơn vị tư nhân duy nhất sở hữu hạ tầng định vị vệ tinh chính xác, cũng như các dòng máy bay nông nghiệp hiện đại, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.