Tất Tật Về Rầy Nâu, Tác Hại Và Cách Phòng Trừ

16-04-2025

Bài viết dưới đây chúng tôi xin phép được giới thiệu một số đặc tính quan trọng về loại côn trùng rầy nâu giúp bà con hiểu rõ từ đó có những giải pháp phòng trừ loại bệnh hại lúa hiệu quả phát từ loại rầy nâu nguy hiểm này.

I. ĐẶC ĐIỂM CÔN TRÙNG RẦY NÂU

1.1. Giới thiệu loại rầy nâu

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) là một trong những côn trùng gây hại lúa phổ biến nhất hiện nay, chúng ta thường có 2 loại chính là rầy nâu cánh dàirầy nâu cánh ngắn.

  A: rầy nâu cánh dài; B: rầy nâu cánh ngắn  A: rầy nâu cánh dài; B: rầy nâu cánh ngắn

Rầy nâu thường cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa khi trưởng thành, chúng đẻ trứng trên các bẹ lá hoặc các gân lá.  Rầy trưởng thành cánh ngắn xuất hiện phổ biến trước lúc trổ bông. Trong điều kiện thay đổi về thời tiết, khí hậu, nguồn thức ăn, rầy phát triển dạng cánh dài và duy chuyển, phát tán.

C: rầy non 1 tuổi có màu trắng; D: các tuổi sau có màu vàng nâu  C: rầy non 1 tuổi có màu trắng; D: các tuổi sau có màu vàng nâu

1.2. Vòng đời rầy nâu

Vòng đời của rầy nâu từ 25 - 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ 25 - 300C. Rầy nâu ban đầu sẽ đẻ trứng trên bẹ cây lúa, sau khi nở chúng lột xác 5 lần ( mỗi lần tính 1 tuổi) sau đó chúng trưởng thành bắt đầu lây lan tiếp tục tấn công lúa.

Vòng đời rầy nâu hại lúaVòng đời rầy nâu hại lúa

  • Trứng: Đẻ bên trong bẹ, nở sau 6 - 7 ngày
  • Rầy cám: Mới nở lột xác 5 lần (5 tuổi) từ 12 - 14 ngày
  • Rầy trưởng thành cánh ngắn: Sống 7 - 14 ngày (đẻ trứng sớm hơn)
  • Rầy trưởng thành cánh dài: Sống 7 - 14 ngày

II. TÁC HẠI LOẠI RẦY NÂU VỚI CÂY LÚA

2.1. Gây hại trực tiếp

Rầy non (ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 5) và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa cây lúa làm nghẽn mạch dẫn, khi mật số cao gây ra hiện tượng cháy rầy. Rầy nâu gia tăng mật số nhanh và cao (bộc phát) trong điều kiện:

  • Gieo cấy lúa liên tục, không có khoảng thời gian cách ly giữa hai vụ lúa, trong một vùng có nhiều trà lúa sinh trưởng khác nhau.
  • Sử dụng giống lúa nhiễm rầy.
  • Gieo sạ mật độ dày.
  • Bón thừa phân đạm.
  • Phối trộn nhiều loại thuốc, phun nhiều lần, phun thuốc không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.

Rầy nâu phát tán nhanh, gây hại nghiêm trọng cho cây lúaRầy nâu phát tán nhanh, gây hại nghiêm trọng cho cây lúa

2.2.Gây hại gián tiếp

Chúng không chỉ gây hại trực tiếp mà còn là trung gian truyền vi rút gây bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá cho cây lúa. Bệnh có 3 triệu chứng:

  • Bệnh lùn lúa cỏ có tên tiếng Anh là Rice Grassy Stunt Virus (RGSV).
  • Bệnh lùn xoắn lá có tên tiếng Anh là Rice Ragged Stunt Virus (RRSV).
  • Bệnh vàng lùn (hội chứng vàng lùn) có tên tiếng Anh là Yellowing Syndrome, bệnh do hai chủng vi-rút là virus lùn lúa cỏ và virus lùn xoắn lá kết hợp gây ra.

III. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN BỆNH CỦA RẦY NÂU VỚI BỆNH XOẮN LÁ VÀ VÀNG LÙN

Sơ đồ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của rầy nâu Sơ đồ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của rầy nâu

Rầy nâu nhiễm virus vàng lùn và lùn xoắn lá do chích hút cây lúa bị bệnh.

Rầy nâu mang virus vàng lùn và lùn xoắn lá chích hút cây lúa khỏe có thể xảy ra 2 trường hợp:

 

Khả năng truyền virus, ấu trùng rầy nâu cho cây lúaKhả năng truyền virus, ấu trùng rầy nâu cho cây lúa

Thời gian ủ bệnh của rầy nâu, lùn xoắn láThời gian ủ bệnh của rầy nâu, lùn xoắn lá

Đặc biệt rầy nâu sẽ mang theo những vi rút này cho tới khi chết, nhưng chúng không truyền qua trứng, đất, nước, hạt giống và không khí.

Về khả năng lan truyền vi rút, ấu trùng rầy nâu truyền bệnh cao hơn rầy trưởng thành; rầy cánh dài nguy hiểm hơn rầy cánh ngắn vì có khả năng phát tán, di chuyển xa, lan truyền bệnh trên diện rộng.

Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên giai đoạn cây lúa mẫn cảm nhất là trước 20 ngày tuổi, ruộng lúa nhiễm bệnh ở giai đoạn này sẽ giảm năng suất nghiêm trọng thậm chí mất trắng. Giai đoạn sau 40 ngày tuổi trở đi cây lúa ít mẫn cảm với bệnh và ít thiệt hại hơn.

IV. PHÒNG TRỪ BỆNH RẦY NÂU

4.1. Các biện pháp phòng bệnh rầy nâu

  • Không gieo cấy lúa liên tục, đảm bảo thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20 - 30 ngày.
  • Sau khi thu hoạch tiến hành cày vùi gốc rạ, cày ải, phơi đất, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, không để lúa chét.
  • Căn cứ vào khung thời vụ chung của địa phương và theo dõi bẫy đèn của từng vùng để xác định lịch gieo sạ cụ thể bảo đảm và né những vùng không thể áp dụng biện pháp gieo sạ né rầy thì thực hiện kỹ thuật ôm nước.
  • Nếu từ 3 - 7 ngày sau gieo sạ theo lịch né rầy, rầy nâu vẫn tiếp tục bay vào đèn phải bơm nước ngập đọt lúa vào ban đêm (5 giờ chiều đến 5 giờ sáng hôm sau), ban ngày tháo nước ra cho nhú đọt lúa lên khỏi mặt nước. Khi không thấy rầy trưởng thành vào đèn thì quản lý nước theo phương pháp bình thường.

Đối với lúa cấy, áp dụng kỹ thuật gieo mạ mùng che chắn rầy nâu di trú vào ban đêm trong suốt thời gian rầy bay vào đèn rộ; áp dụng kỹ thuật né rầy khi cấy. Nếu phát hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên ruộng mạ thì phải tiến hành tiêu hủy toàn ruộng.

Che chắn giúp giúp cây lúa giảm bệnh rầy nâu cho cây lúaChe chắn giúp giúp cây lúa giảm bệnh rầy nâu cho cây lúa

A. Gieo mạ trong mùng che chắn rầy nâu.

B. Ruộng lúa bị bệnh nặng do sử dụng mạ không che mùng (trái) và ruộng lúa bị bệnh nhẹ hơn hẳn do sử dụng mạ trong mùng (phải)

Ngoài ra chúng ta còn có một số phương pháp phòng bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá

  • Sử dụng giống lúa xác nhận, chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
  • Không gieo sạ quá dày, mật độ sạ tốt nhất là từ 35 - 50 kg/ha nếu sử dụng Máy bay nông nghiệp.
  • Không bón quá thừa phân đạm (urê); tăng lượng phân lân, phân kali và silic để nâng cao sức chống chịu của cây lúa.

4.2. Biện pháp trừ bệnh rầy nâu

Sau khi sạ, cấy nếu phát hiện rầy nâu di trú thì không phun/xịt thuốc. Chỉ phun/xịt thuốc khi rầy nâu nở rộ giai đoạn tuổi 1 - 3 với mật độ trên 2.000 con/m2.

Khi phun/xịt thuốc trừ rầy nâu phải theo nguyên tắc “4 đúng”, cụ thể:

  • Đúng thuốc: Theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương, không pha trộn nhiều loại thuốc để phun/xịt.
  • Đúng nồng độ và liều lượng: Pha thuốc theo đúng nồng độ, liều lượng và phun/xịt đủ lượng nước thuốc theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
  • Đúng lúc: Phun/xịt thuốc khi rầy cám ở tuổi 1 - 3 chiếm đa số trong ruộng; thời gian phun/xịt thuốc tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Đúng cách: Phun/xịt trực tiếp vào gốc lúa. Trước khi phun/xịt thuốc nên cho nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên tăng khả năng thuốc tiếp xúc với rầy.

Khi phát hiện rầy nâu mang nguồn vi-rút truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá thì tổ chức phun/xịt thuốc đồng loạt dưới sự chỉ đạo và giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.

V. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY BAY PHUN THUỐC G700 DIỆT BỆNH RẦY NÂU

Máy bay nông nghiệp G700 đã thay đổi cách kiểm soát sâu bệnh trong nông nghiệp, đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt rầy nâu – một loại côn trùng gây hại nghiêm trọng. Hệ thống phun thuốc tiên tiến của G700 đảm bảo phân bố đều và chính xác, giúp tiêu diệt rầy nâu hiệu quả mà không lãng phí thuốc trừ sâu.

Điều này mang lại một số giá trị như:

  • Tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật.
  • Bảo vệ môi trường do thuốc ít ngấm xuống đất.
  • Bảo vệ sức khỏe người phun thuốc do tránh xa thuốc.
  • Đảm bảo xuất khẩu do giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Giảm chi phí nhân công nhờ tự động hóa

Để tìm hiểu các giải pháp nông nghiệp thông minh, những công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như máy bay xịt thuốc, thiết bị dẫn đường tự động NX510,…, xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.