Sâu Đục Thân Hại Lúa- Phòng Trừ Bằng Máy Bay Nông Nghiệp

26-08-2024

Sâu đục thân là nhóm côn trùng gây hại phổ biến cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa, ngô, mía và cây ăn quả. Đối với cây lúa sâu đục thân phát triển quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất lúa giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.

I. SÂU ĐỤC THÂN HẠI LÚA

Sâu đục thân hại lúa dù thuộc nhiều loại khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng, chất lượng cây lúa, thậm chí có thể gây chết cây,..

Một số tác hại của sâu đục thân

  • Sâu đục thân có thể gây ra hiện tượng bạc bông, chết đòng.
  • Cây sinh trưởng kém, còi cọc, năng suất thấp

Một số đặc điểm sâu đục thân hại lúa

1.1. Vòng đời phức tạp:

Sâu đục thân có nhiều giai đoạn phát triển từ: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành, giai đoạn gây hại chính là ấu trùng vì giai đoạn này ấu trùng đục vào thân cây lúa để ăn mô làm giảm khả năng sinh trưởng của cây, nếu nhiều có thể gây chết cây.

1.2. Tính đa thức:

Sâu đục thân có rất nhiều loại, có loại chỉ gây hại cho một loại cây, nhưng cũng có nhiều loại gây hại cho nhiều loại cây trồng từ lúa, ngô, mía cho đến cây ăn quả.

1.3. Khả năng gây hại lớn:

Giai đoạn gây hại lớn nhất là ấu trùng, chúng đục vào thân, ăn mô làm tổn thương mô dẫn đến làm gián đoạn quá trình vận chuyển dinh dưỡng.

Đặc biệt sâu đục thân không chỉ làm cây chết, chậm phát triển dẫn đến năng suất thấp mà những vết thương chúng để lại là cơ hội cho những loại nấm bệnh khác xâm nhập gây hại cho cây.

Sâu đục thân hại lúa có vòng đời phức tạpSâu đục thân hại lúa có vòng đời phức tạp

1.4. Khó phát hiện và phòng trừ:

Do ấu trùng đục và ăn vào trong cây lúa nên rất khó quan sát và phát hiện từ sớm, đến khi triệu chứng đã xuất hiện trên lá và thân một cách rõ ràng thì cây thường đã bị tổn thương đáng kể, do đó việc phòng trừ sâu đục thân thường phát hiện muộn, không những vậy việc phòng trừ cũng khó khăn do sâu ẩn bên trong thân cây nên thuốc khó tiếp xúc với ấu trùng.

1.5. Một số đặc điểm thường gặp khi cây lúa xuất hiện sâu đục thân:

  • Trứng: nhỏ hình bầu dục, sâu đục thân khi đẻ trứng thường thành ổ hoặc rải rác trên thân hoặc lá.
  • Ấu trùng: có màu sắc đa dạng từ trắng, vàng, nâu,…, có thể có đốm hoặc vạch trên thân, ấu trùng có thân mềm, thường không có chân hoặc chân ngực kém phát triển.
  • Nhộng: thường nằm trên đường đục trên cây hoặc kén nằm gần gốc cây.
  • Trưởng thành: thường là bướm hoặc ngài có nhiều màu sắc khác nhau.

Lưu ý: do có nhiều loại sâu đục thân khác nhau nên đặc điểm cụ thể phải tùy thuộc từng loại sâu đục thân.

Sâu đục thân nằm trong thân lúa nên rất khó phát hiện và tiêu diệtSâu đục thân nằm trong thân lúa nên rất khó phát hiện và tiêu diệt

Thời điểm xuất hiện sâu đục thân hại lúa

Sâu đục thân là loại sâu xuất hiện quanh năm, nhưng chúng thường nở rộ vào một thời điểm nào đó, cụ thể với cây lúa chúng thường phát triển mạnh thời kỳ cây lúa đẻ nhánh và làm đòng.

Cụ thể ở nước ta sâu đục thân thường gây hại nặng trong các vụ sau:

  • Vụ Đông Xuân: Tháng 2-3
  • Vụ Hè Thu: Tháng 7-8
  • Vụ Mùa: Tháng 10-11

Tuy nhiên mật độ sâu đục thân hại lúa cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nên sẽ có những thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể nào đó như:

  • Giống cây trồng: phụ thuộc vào khả năng kháng bệnh của cây, ví dụ như giống GS55 của chúng tôi là giống lúa có khả năng kháng sâu đục thân rất tốt nên thường sâu đục thân sẽ không phát triển mạnh.
  • Thời tiết: nếu thời tiết và khí hậu thuận lợi sâu đục thân sẽ phát triển mạnh, loại sâu này phát triển rất mạnh ở thời tiết có độ ẩm và nhiệt độ cao.
  • Các biện pháp phòng trừ: nếu công tác chăm sóc tốt sẽ giảm sự phát triển sâu đục thân, các công tác như vệ sinh đồng ruộng kém, không luân canh cây trồng, sử dụng nhiều phân bón hóa học,…,

II. PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN BẰNG MÁY BAY NÔNG NGHIỆP

Đặc điểm của sâu đục thân là rất khó phát hiện và thường phát triển mạnh ở những giai đoạn quan trọng vì vậy tính cấp thiết diệt trừ sâu bệnh rất quan trọng, khi phát hiện cây Lúa bị mắc bệnh chúng ta phải phun thuốc phòng trừ ngay lập tức bởi khi phát hiện thường sâu bệnh đã gây hại đáng kể cho cây Lúa.

Đại Điền Hải Phòng tìm hiểu máy bay nông nghiệp G600 của GlobalCheckĐại Điền Hải Phòng tìm hiểu máy bay nông nghiệp G600 của GlobalCheck

Vì vậy với sâu đục thân tính thời vụ vô cùng quan trọng, đối với hộ gia đình, doanh nghiệp có diện tích canh tác lớn khi phát hiện sâu đục thân nếu sử dụng phương án phun thủ công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng nông sản do:

  • Tìm nhân công phun thuốc khó khăn.
  • Thời gian phun lâu dẫn đến không kịp thời vụ
  • Hiệu quả phun thấp

Từ những vấn đề trên ta thấy, nếu sử dụng phương án phun thủ công sẽ không thể kịp tính thời vụ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây lúa, để đảm bảo phòng trừ sâu bệnh kịp thời chúng ta phải sử dụng máy bay xịt thuốc để đảm bảo tính thời vụ và chất lượng xịt.

Việc phòng trừ sâu đục thân đến từ 2 vấn đề:

  • Phát hiện muộn nên cần kịp thời phun thuốc phòng trừ
  • Ấu trùng nằm trong thân nên thuốc khó tiếp xúc với sâu bệnh

Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu máy bay nông nghiệp giải quyết vấn đề này như thế nào?

2.1. Tính thời vụ

Nói về khả năng phun thuốc, có lẽ máy bay nông nghiệp là thiết bị công suất cao nhất hiện nay, không có thiết bị làm nông nào có công suất phun thuốc vượt qua được chúng, mỗi chiếc máy bay phun thuốc có thể phun tới 80 ha/ngày, vì vậy với một gia đình có diện tích canh tác lớn chỉ có drone mới có thể đáp ứng được yêu cầu kịp thời phòng trừ sâu đục thân.

Ví dụ như chiếc chiếc máy bay nông nghiệp G600 được xem như vua đồng bằng, nhờ trang bị công nghệ phun tiên tiến cũng như dung tích và công suất vượt trội.

Nói về dung tích, G600 được trang bị bình phun lên tới 50 lít, đây là bình phun có dung tích lớn nhất trên thị trường drone nông nghiệp hiện nay.

Chiếc máy bay nông nghiệp G600 thực hiện công việc phun thuốc lúaChiếc máy bay nông nghiệp G600 thực hiện công việc phun thuốc lúa

Về tốc độ phun, Chiếc G600 được trang bị 4 vòi phun được đẩy bởi 2 máy bơm công suất lớn giúp chiếc G600 có thể đạt lưu lượng phun lên tới 24 lít/phút giúp chúng có thể phun tới 80 ha/ngày.

2.2. Hiệu quả phun

Một vấn đề nữa với sâu đục thân là ấu trùng nằm sâu trong thân cây vì vậy nếu phun thuốc bình thường thuốc rất khó tiếp xúc với ấu trùng vì vậy hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cũng bị giảm đáng kể, vậy chiếc máy bay nông nghiệp GlobalCheck giải quyết vấn đề này như thế nào?

a. Công nghệ phun ly tâm biến nước thành sương

Công nghệ phun ly tâm là công nghệ phun hiện đại, sử dụng những đĩa quay ly tâm ở đầu vòi phun phá nước thành sương, công nghệ này mang lại những giá trị như:

  • Thuốc bám chặt lên cây
  • Len lỏi vào mọi ngóc ngách cây trồng

b. Gió từ cánh quạt của máy bay

Gió thổi từ cánh quạt của máy bay giúp cây lúa khô và phá vỡ thế cân bằng từ đó tạo kẽ hở giúp thuốc ngấm sâu vào nơi sâu đục thân cư trú.

Từ những phân tích trên chúng ta thấy, chiếc máy bay nông nghiệp G600 giải quyết hai vấn đề lớn trong quá trình diệt trừ sâu đục thân là kịp thời và hiệu quả phun do tiếp cận được nơi cư trú của ấu trùng, để biết thêm thông tin chi tiết về các giống lúa, thiết bị nông nghiệp thông minh xin vui lòng liên hệ 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN” , GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.