Phân Bón Lá- Chọn Phân Bón Hiệu Quả

01-04-2024

Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước rồi phun lên lá để cây hấp thu, kích thích ra lá, ra hoa nhanh hơn và khỏe hơn. Phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, năng suất cao.

I. SỰ CẦN THIẾT SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ

Lá được xem là nguồn sống cho cây trồng, chúng không chỉ là bộ phận hô hấp mà còn quang hợp giúp tạo tinh bột, đường và các chất hữu cơ khác, vì vậy việc chăm sóc cho lá phát triển là một yêu cầu bắt buộc.

 Lá và dễ là 2 thành phần quyết định sự sống cây non Lá và dễ là 2 thành phần quyết định sự sống cây non

Việc sử dụng phân bón lá không chỉ giúp phát triển lá cây mà còn có nhiều tác dụng khác như:

  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng: Phân bón lá cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Kích thích cây trồng ra rễ, ra hoa, đậu quả: Phân bón lá có thể kích thích cây trồng ra rễ, ra hoa, đậu quả nhiều hơn, giúp cây trồng phát triển đồng đều và cho năng suất cao hơn.
  • Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán cho cây trồng: Phân bón lá giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh, hạn hán và các tác nhân bất lợi khác.

II. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN LÁ

Để phân loại phân bón lá ta dựa vào các tiêu chí khác nhau, vì vậy khi lựa chọn phân bón lá ta nên bám sát vào các tiêu chí sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

 Lá được xem như lá phổi của cây Lá được xem như lá phổi của cây

2.1. Thành phần dinh dưỡng

Theo thành phần dinh dưỡng ta chia phân bón lá thành ba loại chính gồm:

  • Phân bón lá đa lượng: Được sử dụng kích thích cây trồng phát triển thân, lá và rễ. Các thành phần dinh dưỡng gồm cả đạm, lân và kali.
  • Phân bón lá trung lượng: Được sử dụng giúp cây chống hạn hán, sâu bệnh, thân cây khỏe, chất dinh dưỡng trung lượng như canxi, lưu huỳnh, magie.
  • Phân bón lá vi lượng: Cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng như sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bo (B), đồng (Cu), molipden (Mo), clo (Cl). Loại phân bón này thường được sử dụng để giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

2.2. Cơ chế liên kết nguyên tố dinh dưỡng

  • Phân bón lá hữu cơ: Được tạo thành từ các hợp chất hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,... Các chất dinh dưỡng trong phân bón lá hữu cơ được liên kết với nhau dưới dạng phức chất, dễ hấp thu cho cây trồng.
  • Phân bón lá vô cơ: Được tạo thành từ các hợp chất vô cơ như đạm, lân, kali,... Các chất dinh dưỡng trong phân bón lá vô cơ được liên kết với nhau dưới dạng ion, dễ hòa tan trong nước và dễ hấp thu cho cây trồng.
  • Phân bón lá hữu cơ - khoáng: Được tạo thành từ sự kết hợp giữa phân bón lá hữu cơ và phân bón lá vô cơ. Loại phân bón này có ưu điểm của cả phân bón lá hữu cơ và phân bón lá vô cơ.

2.3. Theo mục đích sử dụng

  • Phân bón lá kích thích ra rễ: Giúp cây trồng ra rễ khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
  • Phân bón lá kích thích ra hoa: Giúp cây trồng ra hoa nhiều, hoa to và đẹp.
  • Phân bón lá kích thích đậu quả: Giúp cây trồng đậu quả nhiều, quả to và đẹp.
  • Phân bón lá tăng năng suất: Giúp cây trồng tăng năng suất, chất lượng nông sản.
  • Phân bón lá chống rụng lá, rụng quả: Giúp cây trồng chống rụng lá, rụng quả, tăng thời gian thu hoạch.

III. CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ

Với mỗi loại phân bón lá có một cách sử dụng khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc nhất định:

  • Chọn loại phân bón lá phù hợp: với mỗi loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau sẽ cần những loại phân bón lá khác nhau.
  • Pha phân bón lá đúng cách: Cần pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để khi phun đạt hiệu quả cao nhất.
  • Phun phân bón lá đúng thời điểm: Cần phun phân bón lá vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Phun phân bón lá đều khắp mặt lá: Cần phun phân bón lá đều khắp mặt lá, tránh phun vào gốc cây.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN LÁ

Thông thường chúng ta có ba cách bón phân bón lá, tùy thuộc vào mục đích cũng như điều kiện mà chúng ta sử dụng chúng hiệu quả.

  • Phun lên lá: Pha loãng phân bón vào nước và phun lun lá, đây là phương pháp phổ biến bởi chúng nhanh và hiệu quả, đặc biệt với diện tích lớn.
  • Tưới vào gốc: Pha loãng phân bón lá và tưới vào gốc cây, cách này giúp phân bón được thẩm thấu vào đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây, tuy nhiên phương pháp mất nhiều thời gian nên chỉ hợp với diện tích canh tác nhỏ.
  • Tưới nhỏ giọt: Pha loãng phân bón trong nước và tưới nhỏ giọt vào gốc cây. Cách bón này giúp phân bón được cung cấp đều đặn và liên tục cho cây.

Với phương pháp phun lên lá với diện tích lớn chúng ta có thể sử dụng những chiếc Máy bay phun thuốc để thực hiện công việc này giúp nâng cao hiệu quả công việc, mỗi ngày một chiếc Drone này có thể phun tới cả trăm hecta.

Chiếc máy bay nông nghiệp G500 chuẩn bị rải phân bónChiếc máy bay nông nghiệp G500 chuẩn bị rải phân bón

Với phân bón lá chúng ta sử dụng Máy bay nông nghiệp như phun thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra chúng ta còn thể rải phân bón dạng hạt một cách hiệu quả. 

Lưu ý khi sử dụng Drone để rải phân bón dạng bột, phải kiểm tra xem công nghệ của chiếc Máy bay nông nghiệp này có khả năng rải phân bón dạng bột hay không vì nhiều thiết bị không rải được phân bón dạng bột.

Để biết thêm thông tin chi tiết về giống lúa, phân bón hữu cơ và công nghệ nông nghiệp thông minh xin vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu "NHẬN TƯ VẤNCông ty CP Đại Thành sẽ liên hệ ngay sau khi nhận được yêu cầu.

Tags: phân bón