Nông nghiệp xanh- sản xuất bền vững

01-04-2024

Nông nghiệp xanh là một phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

I. SỰ CẦN THIẾT NÔNG NGHIỆP XANH

Nông nghiệp xanh là xu hướng của xã hội khi hàng loạt các sự kiện liên quan đến kinh tế bền vững đang được thúc đẩy mạnh trong những năm qua như: ra mắt sàn giao dịch tín chỉ carbon, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, …

Nông nghiệp xanh là xu hướng tất yếuNông nghiệp xanh là xu hướng tất yếu

Dưới đây là một số lợi ích mà nền nông nghiệp xanh mang lại cho kinh tế, xã hội và môi trường:

  • Bảo vệ môi trường: Nông nghiệp xanh giúp giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, không khí,... góp phần bảo vệ môi trường.
  • Bảo vệ sức khỏe con người: Nông nghiệp xanh giúp giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,... góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
  • Tăng năng suất và chất lượng nông sản: Nông nghiệp xanh giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
  • Tăng thu nhập cho người nông dân: giúp tăng giá trị nông sản, đặc biệt nông sản xuất khẩu vào những nước phát triển đòi hỏi cao về quy trình sản xuất và an toàn thực phẩm.

II. NGUYÊN TẮC NÔNG NGHIỆP XANH

Nông nghiệp xanh là phương pháp sản xuất bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, mục đích tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe con người, để làm được việc này chúng ta cần dựa trên các nguyên tắc sau:

2.1. Tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, không những vậy sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên còn gây tác hại đến môi trường, phát thải khí carbon. 

Đặc biệt hoạt động khai thác tài nguyên cũng gây phá hủy tài môi trường, gây ra các hiện tượng lũ lụt, biến đổi khí hậu,…

Dưới đây là một số lưu ý trong sản xuất nông nghiệp để xây dựng một nền nông nghiệp xanh:

  • Sử dụng phân bón hữu cơ: Phân bón hữu cơ được phân hủy từ các chất thải tự nhiên như phân gia súc, phân chim, vỏ cây,... Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, giúp cây trồng phát triển tốt và giảm ô nhiễm môi trường.
  • Tưới tiết kiệm nước: Tưới tiết kiệm nước giúp giảm lượng nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
  • Trồng cây che phủ: Cây che phủ giúp giữ ẩm cho đất, giảm xói mòn đất, hạn chế cỏ dại,...
  • Trồng xen canh, luân canh: Trồng xen canh, luân canh giúp tận dụng hiệu quả đất đai, giảm sâu bệnh,...

2.1. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Môi trường là nguồn gốc sinh ra xu hướng nông nghiệp xanh, vì vậy các hoạt động sản xuất nông nghiệp đều phải đảm bảo hạn chế tối đa tác động đến môi trường, dưới đây là một số nguyên tắc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp giúp bảo vệ môi trường.

  • Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học: Thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất từ các vi sinh vật, nấm,... giúp tiêu diệt sâu bệnh mà không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng thuốc hóa học gây bạc màu đất, phát thải khí nhà kính.
  • Xử lý chất thải nông nghiệp: Thu gom xử lý chất thải nông nghiệp đúng chỗ và khoa học, đặc biệt liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật và khó phân hủy tránh gây ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng phân bón hữu cơ: Phân bón hữu cơ giúp cây trồng phát triển tốt mà không cần sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, chúng còn thân thiện môi trường, cải tạo đất và ít phát thải khí CO2.

Giảm thiểu tác động môi trường không chỉ là mục đích của nông nghiệp xanh mà còn của nhiều chương trình khác như tín chỉ carbon, kinh tế tuần hoàn,…

Phân bón hữu cơ giúp bảo vệ môi trường và cải tạo đấtPhân bón hữu cơ giúp bảo vệ môi trường và cải tạo đất

III. MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP XANH

Muốn xây dựng được nền nông nghiệp xanh chúng ta phải xây dựng các mô hình, là cơ sở để nhân rộng và phát triển nông nghiệp xanh. Dưới đây là một số mô hình được áp dụng trên thế giới:

  • Nông nghiệp hữu cơ: Nông nghiệp hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
  • Nông nghiệp bền vững: Nông nghiệp bền vững sử dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, bao gồm sử dụng phân bón hữu cơ, giảm sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hóa học,...
  • Nông nghiệp sinh thái: Nông nghiệp sinh thái sử dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp dựa trên các quy luật của tự nhiên, bao gồm sử dụng phân bón hữu cơ, trồng xen canh,...
  • Nông nghiệp đô thị: Nông nghiệp đô thị sử dụng các không gian trống trong đô thị để sản xuất nông sản.

Nông nghiệp xanh là một xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, xã hội và kinh tế. Để phát triển nông nghiệp xanh, cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và người dân.

IV. CÔNG NGHỆ GIÚP XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP XANH

Việc chúng ta sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học, tưới tiết kiệm nước,… đều phải áp dụng công nghệ mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất quy mô lớn bởi sản xuất nông nghiệp xanh thân thiện môi trường.

Máy bay nông nghiệp giúp tiết kiệm nước cho nông nghiệpMáy bay nông nghiệp giúp tiết kiệm nước cho nông nghiệp

Như hiện nay có rất nhiều công nghệ giúp chúng ta tiết kiệm nước như hệ thống giám sát tưới tiêu kết hợp công nghệ tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước, ngoài ra trong lĩnh vực phun thuốc bảo vệ thực vật những chiếc Máy bay nông nghiệp với công nghệ phun ly tâm phá vỡ nước thành sương không chỉ giúp tiết kiệm nước và còn tiết kiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Việc sử dụng phân bón hữu cơ tốt cho môi trường, bảo vệ thổ nhưỡng đất, tuy nhiên nếu sản xuất bằng phương pháp truyền thống sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế mà phải có sự can thiệp từ khoa học công nghệ giúp tăng năng lực sản xuất.

Muốn xây dựng nền nông nghiệp xanh thì cần nhiều giải pháp công nghệ, để biết thêm thông tin về công nghệ nông nghiệp xanh vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu "NHẬN TƯ VẤN" Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay sau khi nhận được yêu cầu.