Lúa Lai Có Phải Là Giống Lúa Khó Chăm Sóc

28-03-2025

Do không tìm hiểu kỹ nên một số ý kiến cho rằng lúa lai là giống lúa khó chăm sóc, theo chúng tôi đây là một hiểu lầm đáng tiếc, bởi giống lúa lai có khả năng chống chịu rất tốt với bộ rễ khỏe vì vậy để cây lúa phát triển chúng ta cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa, nếu không cây lúa kém phát triển dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

GS55 là một trong những giống lúa lai cho năng suất caoGS55 là một trong những giống lúa lai cho năng suất cao

I. THẾ NÀO LÀ GIỐNG LÚA KHÓ CHĂM SÓC

Theo chúng tôi, giống lúa khó chăm sóc là giống lúa có khả năng chống chịu kém. Từ khả năng chống chịu dẫn đến hàng loạt các vấn đề như:

  • Dễ bị sâu bệnh tấn công.
  • Khả năng chống chịu môi trường kém.

Từ những vấn đề trên, chúng yêu cầu rất tỉ mỉ trong quá trình chăm sóc, dẫn đến chúng trở thành giống lúa khó chăm sóc. Cụ thể hai vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc lúa như:

1.1.Yêu cầu dinh dưỡng cao

Giống lúa khó chăm sóc yêu cầu chất dinh dưỡng cao, chỉ cần thiếu chất dinh dưỡng sức đề kháng giảm sút nhanh chóng dẫn đến cây lúa dễ dàng bị sâu bệnh, nấm, sinh vật có hại tấn công. 

Tùy theo tình trạng cây lúa mà chúng ta điều chỉnh liều lượng bón phân, cụ thể vai trò từng loại phân bón cho cây lúa như sau:

  • Đạm (N): hỗ trợ phát triển thân và lá. Nếu thân còi, lá vàng chúng ta cần cung cấp thêm đạm, tuy nhiên không để cây tốt quá dễ bị sâu bệnh và đổ ngã.
  • Lân (P): Lân thúc đẩy rễ phát triển, hỗ trợ ra hoa đậu hạt, tăng cường khả năng chống chịu rét, khô hạn cho cây lúa.
  • Kali: Tăng sức đề kháng và cải thiện chất lượng hạt.

1.2.Quản lý nước phức tạp

Nước là thành phần quan trọng, chúng chiếm từ 80-90% trọng lượng cây lúa, ngay cả hạt chúng cũng chiếm khoảng 12%. Ngoài ra nước còn giúp hòa tan, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận cũng như điều tiết khả năng đẻ nhánh của cây lúa.

Quan trong là vậy nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng để nấm, sâu bệnh và sinh vật có hại phát triển. Nếu điều tiết nước không tốt cây lúa rất dễ bị tấn công, nó đặc biệt nguy hiểm với giống lúa có sức đề kháng kém.

Giống lúa lai F1-GS55 cho năng suất cao ở vùng lúa tôm, nơi được xem là có điều kiện canh tác khó khăn.Giống lúa lai F1-GS55 cho năng suất cao ở vùng lúa tôm, nơi được xem là có điều kiện canh tác khó khăn.

1.3.Nhạy cảm với thời tiết

Sức đề kháng kém dẫn đến khi gặp thời tiết không thuận lợi cây lúa rất dễ bị ảnh hưởng bởi khả năng chống chịu kém dẫn đến việc người trồng lúa nhanh chóng có phương án đối phó.

1.4.Dễ bị sâu bệnh tấn công

Sức đề kháng yếu, cây lúa dễ bị tổn thương dẫn đến sâu bệnh dễ dàng tấn công cây lúa, nên quá trình phòng trừ sâu bệnh cũng trở nên phức tạp hơn.

II. HIỂU NHẦM KHIẾN NHIỀU NGƯỜI NGHĨ LÚA LAI LÀ GIỐNG LÚA KHÓ CHĂM SÓC

Theo tìm hiểu trên thị trường, chúng tôi nhận thấy đa phần nhiều hộ có nhận xét lúa lai là giống lúa khó chăm sóc do đã quen chăm sóc giống lúa thuần, khi chuyển sang lúa lai với mục đích nâng cao năng suất nhưng lại vẫn giữ nguyên cách chăm sóc giống lúa thuần vì vậy năng suất không đạt yêu cầu như kỳ vọng nên mới coi lúa lai là giống lúa khó chăm sóc.

2.1. Khác biệt giữa lúa lai và lúa thuần

Đặc điểm

Lúa Lai

Lúa thuần

Sức đề kháng

Tốt hơn

Kém hơn, giống lâu năm còn bị thoái hóa

Nhu cầu dinh dưỡng

Cần nhiều chất dinh dưỡng

Chỉ cần vừa đủ

Năng suất

Cao

Thấp

Quen khí hậu

Chưa quen, nhưng khả năng chống chịu mạnh mẽ

Cao, đặc biệt lúa thuần địa phương

Thời gian sinh trưởng

Đa phần là ngắn ngày

Đa phần là dài ngày

2.2. Lý do hiểu nhầm lúa lai là giống lúa khó chăm sóc

Từ bảng so sánh trên ta thấy, nguyên nhân chính khiến bà con hiểu nhầm đó là giống lúa lai thường yêu cầu cao về chất dinh dưỡng và thời gian sinh trưởng ngắn nên khi chăm sóc giống lúa lai chúng ta phải lưu ý:

  • Cung cấp nhiều phân bón hơn so với giống lúa thuần.
  • Thời gian các khâu ngắn lại do chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn.

Năm 2024 dù bị tàn phá bởi cơn bão Yagi nhưng GS55 vẫn đảm bảo năng suấtNăm 2024 dù bị tàn phá bởi cơn bão Yagi nhưng GS55 vẫn đảm bảo năng suất

Nếu chúng ta vẫn giữ thói quen như chăm sóc giống lúa thuần, tình trạng cây lúa thiếu chất dinh dưỡng và chăm sóc không đúng chu kỳ sinh trưởng dẫn đến tình trạng cây lúa thiếu chất dinh dưỡng và dinh dưỡng cung cấp lệch so với đồng hồ sinh học của chúng nên xuất hiện tình trạng cây sinh trưởng kém và cho năng suất không đạt yêu cầu.

III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIỐNG LÚA LAI F1-GS55

Để quý bà con nhận biết được chu kỳ chăm sóc và lượng phân bón khác như thế nào so với giống lúa thuần chúng tôi lấy ví dụ về giống lúa lai F1-GS55. Đây là giống lúa do Công ty CP Đại Thành khảo nghiệm và sản xuất tại Việt Nam. Chúng được lai tạo từ 3 dòng lúa của công ty TNHH giống cây trồng Hoa Phong, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Đây là giống lúa cho năng suất cao trung bình từ 7-8 tấn/ha. Nếu thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha. khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt với một số bệnh như: Bạc lá, Đạo Ôn, Khô Vằn và Rầy nâu. Chiều cây cao từ 108 đến 114 cm.

Loại Phân

360m2

500 m2

1ha

Phân chuồng (kg)

300-400

450-500

8000-10.000

Ure (kg)

9-10

12-15

250-300

Phân lân (kg)

15-20

25-27

450-550

Phân Kali (kg)

7-9

10-12

200-240

Kỹ thuật bón phân lúa lai F1-GS55:

Cũng giống như lúa thuần, chúng ta chia thành 3 đợt bón phân gồm một bón lót và 2 lần bón thúc, tuy nhiên có sự khác nhau về lượng phân bón và thời điểm:

  • Bón lót: thực hiện trước khi bừa cấy, giai đoạn này chúng ta bón toàn bộ phân chuồng và lân và 30% đạm Ure.
  • Bón thúc lần 1: Giai đoạn này chúng ta bón 50% đạm ure và 30% kali. Thời điểm bón sau khi cấy hoặc gieo sạ từ 7- 10 ngày.
  • Bón thúc lần 2: Giai đoạn này bón khi lúa đã kết thúc đẻ nhánh, chúng ta bón nốt lượng phân bón còn lại (10% đạm và 10% kali).

Phòng trừ sâu bệnh:

Để đảm bảo cây lúa phát triển ổn định, chúng ta cần thường xuyên theo dõi tình trạng cây lúa, khi thấy cây lúa có biểu hiện bất thường phải có phương án xử lý sao cho phù hợp. Ví dụ:

  • Với nấm bệnh: chúng ta phun càng sớm càng tốt, càng sớm giúp cây lúa ít bị tổn thương nhất.
  • Với sâu bệnh: tùy thuộc vòng đời chúng ta cần lựa chọn thời điểm phun thuốc hiệu quả.

Chi tiết: Thời điểm phun thuốc hợp lý

Sử dụng máy bay nông nghiệp nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh:

Như chúng ta biết thời điểm phun thuốc hiệu quả thường chỉ kéo dài từ 1-3 ngày, nên tốc độ phun thuốc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăm sóc cây trồng. Vì vậy với diện tích canh tác lớn việc sử dụng drone nông nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Kịp thời phòng trừ sâu bệnh
  • Tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật.
  • Bảo vệ môi trường và sức khỏe người phun.

Hiện nay GlobalCheck với chiếc máy bay xịt thuốc G700 được xem là dòng drone nông nghiệp mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay bởi chúng có khả năng phun tới 40 lít/phút và rải phân bón tới 300 kg/phút. Dưới đây là một số thông số về chiếc G700 để Anh/ Chị tham khảo:

  • Dung tích bình phun: 70 lít.
  • Dung tích bình rải: 100 lít.
  • Lưu lượng phun: có thể đạt 40 lít/phút.
  • Tốc độ rải phân bón: có thể đạt 300 kg/phút.
  • Có thể phát hiện vật cản ở khoảng cách 70 mét trên một mặt phẳng.
  • Khoảng cách điều khiển khoảng 2km.
  • Chế độ bảo vệ: IP67.
  • Công nghệ sạc thông minh, cơ chế làm mát giúp PIN bền hơn.
  • Trang bị 2 đèn siêu sáng có công suất 75w.
  • Công nghệ camera FPV có góc quan sát lên tới 120 độ.

Để tìm hiểu các dòng máy bay nông nghiệp cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của chúng tôi xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.