Kỹ Thuật Trồng Ổi

23-01-2025

Ổi là một trong những loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta, được trồng từ nam ra bắc ở mọi miền cả nước, dưới đây bài viết chi tiết về kỹ thuật trồng ổi với một số nội dung về chọn đất, chọn giống, cũng như kỹ thuật trồng ổi.

I. CHỌN ĐẤT TRỒNG ỔI

Ổi là loại cây dễ trồng nên ta có thể trồng ổi ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây ổi cho năng suất cao chúng ta nên chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng, dưới đây là một số loại đất phù hợp để trồng ổi:

  • Đất phù sa: là loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng là loại đất lý tưởng nhất cho cây ổi.
  • Đất cát pha: có khả năng thoát nước tốt nên hạn chế ngập úng nên cũng rất phù hợp để trồng ổi.
  • Đất thịt: đất này giữ ẩm và chất dinh dưỡng tốt nhưng lưu ý đất bị nén quá chặt hạn chế rễ phát triển.
  • Đất đỏ bazan: có pH cân bằng, loại đất tơi xốp thoát nước tốt nên trồng ổi khá thích hợp.

Cụ thể dưới đây là một số đặc điểm của đất phù hợp trồng ổi để kiểm tra xem tình trạng mảnh đất của Anh/Chị có phù hợp trồng ổi hay không:

Địa hình trồng ổi không nên vượt quá 20 độĐịa hình trồng ổi không nên vượt quá 20 độ

1.1.Độ pH của đất

Độ pH quyết định quyết định khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây cũng như sự phát triển các vi sinh vật có lợi trong đất. 

Đối với cây ổi, độ pH phù để chúng phát triển tốt từ 4,5 đến 8,2 còn độ pH lý tưởng để trồng ổi là 5,5 đến 6,5.

1.2.Chiều sâu canh tác

Chiều sâu canh tác quyết định sự phát triển của bộ rễ, với cây ổi chiều sâu tối thiểu phải là 50cm, thông thường chúng ta chọn đất thì chiều sâu canh tác phải từ 60-70 cm trở lên.

1.3.Độ dốc khu đất

Độ dốc khu đất ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, xói mòn và tính ổn định của cây trồng, với cây ổi độ dốc không quá 20 độ.

1.4.Nguồn nước

Ổi là một loại cây khá đặc biệt, chúng vừa có khả năng chịu hạn tốt nhưng cũng chịu được ẩm, tuy nhiên chúng ta cũng phải đảm bảo cung cấp nguồn nước đầy đủ để cây ổi có thể đạt năng suất và chất lượng tốt nhất.

II. KHÍ HẬU PHÙ HỢP ĐỂ TRỒNG ỔI

Ổi được trồng phổ biến hiện nay, chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại khí hậu khác nhau, tuy nhiên để cây ổi phát triển tốt nhất chúng phù hợp với một số điều kiện khí hậu như sau:

  • Nhiệt độ: cây ổi có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng chịu rét kém, nhiệt độ phù hợp từ 23-280C.
  • Lượng mưa: lượng mưa phù hợp nhất từ 1.000 đến 2.000 mm/năm và được phân bổ đều trong năm càng tốt.
  • Ánh sáng: ổi là cây ăn quả ưa sáng vì vậy chúng ta cần đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho cây ổi.

Hiện nay cây ổi được trồng gần như ở mọi nơi trên cả nước tuy nhiên vùng khí hậu thích hợp nhất để trồng ổi và vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có đặc điểm nhiệt độ và độ ẩm cao và mùa đông ấm áp là điều kiện lý tưởng cây ổi phát triển.

III. LƯU Ý CHỌN GIỐNG TRỒNG ỔI

Để trồng ổi chúng ta có trồng từ chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, với ai quan tâm kỹ thuật trồng ổi chúng ta cần quan tâm tới vấn đề này, cụ thể như sau:

3.1. Chiết cành

Đây là quá trình tách một cành từ cây mẹ, tạo điều kiện cho chúng phát triển bộ rễ trước khi tách ra để trồng thành một cây riêng, phương pháp này có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Giữ nguyên đặc tính từ cây mẹ như năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu.
  • Tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh.
  • Phù hợp với nhiều loại ổi khác nhau.
  • Nhanh ra hoa, đậu quả

Nhược điểm:

  • Khả năng nhân giống có hạn.
  • Quá trình chiết cành phức tạp, dễ thất bại.
  • Dễ bị sâu bệnh tấn công

3.2. Ghép mắt

Phương pháp này người ta lấy nhánh (mầm) từ cây ổi muốn nhân giống ghép vào gốc một cây ổi khác, phương pháp này có một số ưu điểm như sau:

  • Nhân giống nhanh
  • Kết hợp ưu điểm nhiều giống ổi khác nhau
  • Cây con sinh trưởng khỏe mạnh

Ổi ghép mắt là phương pháp phổ biến hiện nay Ổi ghép mắt là phương pháp phổ biến hiện nay

3.3. Giâm cành

Phương pháp này khá đơn giản, tuy nhiên chúng lại có nhiều nhược điểm là cây con chậm phát triển, tỷ lệ sống không cao.

3.4. Nên chọn giống ổi như thế nào?

Như vậy khi chọn giống chúng ta nên chọn con giống từ phương pháp ghép mắt vì cây con thường phát triển mạnh và cho năng suất cao do chúng ta thường ghép lên cây ổi có gốc khỏe cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mắt ghép. Khi chọn cây giống bằng phương pháp ghép mắt chúng ta cần quan tâm tới một số vấn đề như sau:

  • Khỏe mạnh: cây khỏe mạnh, thân thẳng, vỏ trơn, không có dấu hiệu bệnh tật.
  • Bộ rễ: có bộ rễ phát triển, nhiều rễ con.
  • Mắt ghép: phải tươi tự nhiên, mắt ghép phình to cho thấy chúng đã liền sẹo.
  • Dịch tiết: vết ghép không có dịch tiết bất thường

IV. KỸ THUẬT TRỒNG ỔI

Thời điểm trồng ổi tốt nhất là vào mùa mưa khoảng tháng 4-5, dưới đây là hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng ổi để bà con tham khảo.

4.1. Chuẩn bị đất trồng ổi

Bước 1: đào hố

Trước khi trồng chúng ta đào hố có kích thước 50x50x50 cm.

Bước 2: bón lót

Sau khi đào hố xong chúng ta bón lót cho cây, để phát huy hiệu quả chúng ta thường bón lót trước khi trồng từ 1 đến 2  tuần giúp phân bón hòa tan và cây con dễ hấp thụ hơn. Cụ thể bón lót như sau:

  • Phân hữu cơ: thường là phân chuồng hoại mục, phân compost, rải từ 3-5 kg/hốt.
  • Phân hóa học: rải phân lân và phân NPK với liều lượng như sau: phân lân từ 1-2kg/hố, phân NPK từ 0,3- 0,5 kg/hố.
  • Vôi: nếu đất quá chua ta có thể bón thêm vôi để cân bằng pH.

Sau khi cho đủ phân bón ta bắt đầu trộn đều lên và lấp một lớp đất mỏng, tơi để khi trồng rễ không tiếp xúc ngay với phân bón, có thể làm cây bị sốc và chết.

Trước khi trồng chúng ta nên bón lót trước từ 1 đến 2 tuầnTrước khi trồng chúng ta nên bón lót trước từ 1 đến 2 tuần

4.2. kỹ thuật trồng ổi giống

Sau khi đã bón lót khoảng 1-2 tuần ta bắt đầu đem cây giống ra trồng, công việc này rất đơn giản chúng ta chỉ cần bóc vỏ bầu rồi đặt chúng lên hố vừa chuẩn bị và lấp đất, khi trồng chúng ta chỉ cần lưu ý một số vấn đề như:

Trước khi trồng ổi nên cho bầu vào dung dịch kích rễTrước khi trồng ổi nên cho bầu vào dung dịch kích rễ

  • Làm nhẹ nhàng tránh vỡ bầu và đứt rễ.
  • Trước khi trồng có thể nhúng bầu vào dung dịch kích rễ.
  • Nếu rễ bị cuộn tròn có thể nhẹ nhàng gỡ rễ ra.
  • Đặt cây vào giữa hố, đảm bảo cây thẳng đứng.
  • Khi nén chặt nên nén xung quanh để cây đứng vững và không làm vỡ bầu.
  • Lấp đất không để quá sâu, ít nhất phải bằng hoặc cao hơn một chút tránh bị úng nước.
  • Tưới nước đều xung quanh gốc cây.
  • Chống cho cây thẳng và không bị ảnh hưởng bởi gió ảnh hưởng liên kết giữa rễ và đất.

Nếu bầu có rễ cuộn tròn ta nên nhẹ nhàng gỡ raNếu bầu có rễ cuộn tròn ta nên nhẹ nhàng gỡ ra

V. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ỔI MỚI TRỒNG

Cây ổi là cây ưa ẩm vì vậy khi mới trồng chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau giúp chúng chúng có thể sống sót và phát triển ở giai đoạn được xem là khó khăn nhất này:

5.1. Tưới nước cho cây

Phải đảm bảo đất luôn ẩm để cây bén rễ, phục hồi và hòa tan chất dinh dưỡng giúp cây ổi con dễ hấp thụ hơn.

Thời điểm tưới nước thích hợp nhất là sáng sớm và chiều mát, hạn chế tưới vào giữa trưa khi thời tiết nắng nóng. Lưu ý khi tưới chúng ta nên tưới nước vừa đủ tránh bị ũng hay trôi mô đất.

Để tưới hiệu quả giai đoạn này chúng ta xây dựng hệ thống tưới phun, tưới tiết kiệm giúp giữ độ ẩm và không phá mô đất trồng ổi, nếu diện tích quá lớn chúng ta cũng có thể sử dụng máy bay nông nghiệp để tưới nước giai đoạn này, ưu điểm của drone là hạt nước nhỏ tạo độ ẩm cho cây mà không làm xói mòn mô đất.

5.2. Bón thúc cho cây ổi sau khi mới trồng

Sau khi trồng khoảng 2-3 tháng chúng ta bắt đầu bón thúc cho cây ổi giúp cây phục hồi và phát triển rễ. chúng ta thường bón phân NPK và phân hữu cơ, cụ thể như sau:

  • Phân hữu cơ: phân chuồng hoại mục, hoặc compost. Mỗi cây ta bón từ 0,5-1 kg.
  • Phân NPK: mỗi cây ta bón từ 0,1-0,3 kg.

Kỹ thuật bón:

  • Đào rãnh xung quanh gốc cây, cách gốc từ 20-30cm.
  • Đặt phân vào rãnh rồi lấp lại
  • Tưới nước ngay sau khi bón

5.3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây ổi mới trồng

Giai đoạn này cây ổi sức đề kháng vẫn còn yếu, nên thường xuyên phải kiểm tra tình hình sức khỏe cây để kịp thời có biện pháp giúp hạn chế tối đa tổn thương đến cây ổi.

a. Phòng bệnh cho cây

Chúng ta thường xuyên dọn dẹp vườn, cắt tỉa cành bị sâu bệnh, ốm yếu và mang đi tiêu hủy giúp hạn chế tối đa môi trường cho sâu bệnh phát triển.

b. Phun thuốc bảo vệ thực vật

Khi phát hiện cây ổi bị sâu bệnh, chúng ta nên tìm hiểu thời điểm vào phun thuốc là hợp lý nhất và nhanh chóng phun thuốc diệt trừ sâu bệnh.

Với những như vườn rộng lớn, việc kịp thời phun thuốc là rất khó, để hạn chế tối đa ảnh hưởng sâu bệnh đến cây ổi mới trồng chúng ta nên sử dụng máy bay phun thuốc bởi tốc độ và hiệu quả phun của drone khó có công nghệ nào sánh kịp, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu drone mang lại sự khác biệt như thế nào trong kỹ thuật trồng ổi:

  • Kịp thời: nhờ tốc độ phun siêu nhanh, cụ thể như chiếc G700 có thể phun 40 lít/phút, một ngày có thể phun cả trăm hecta.
  • Hiệu quả: công nghệ phun ly tâm giúp phá nhỏ kích thước hạt phun nhờ vậy thuốc bám chặt lên cây, gió giúp làm khô sương và thuốc len lỏi mọi ngóc ngách cây ổi
  • Bảo vệ sức khỏe, môi trường: nhờ giải pháp định vị chính xác DTALS giúp drone làm việc chính xác kết hợp công nghệ phun ly tâm giúp hạn chế thuốc ngâm xuống đất và phun ra ngoài tránh lãng phí, đặc biệt người phun tránh xa môi trường độc hại nên đảm bảo sức khỏe.

Trên là một số thông tin cần biết về kỹ thuật trồng ổi, để tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao giúp tăng năng suất và chất lượng cây ổi xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.