“GMO là gì?” là câu hỏi được thảo luận khá sôi nổi trên các trang mạng xã hội và diễn đàn sức khỏe. Lý do là vì GMO - thực phẩm biến đổi gen có mặt trên thị trường ngày càng nhiều nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ GMO là gì, chúng có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh thái nông nghiệp. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để làm rõ những vấn đề trên!
Mục lục
GMO là gì? Thực phẩm GMO là gì?
GMO là tên viết tắt của Genetically Modified Organism (sinh vật biến đổi gen). Trên thực tế, quá trình biến đổi gen không chỉ do con người can thiệp mà đôi khi còn xảy ra theo quy luật của tự nhiên (thụ phấn tự nhiên). Bài viết sẽ đề cập đến các thực phẩm biến đổi gen là nông sản, được tạo ra bằng sự can thiệp của công nghệ sinh học nhằm làm tăng năng suất, sản phẩm thu được có màu sắc đẹp hơn hoặc để tạo ra những loại trái cây không hạt như dưa hấu, nho,…
Theo nguyên tắc, để mang lại lợi ích của thực phẩm biến đổi gen, các nhà khoa học sử dụng công nghệ sinh học để làm các biến đổi gen mang tính có lợi, chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không bị mất đi, nên bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gen còn giúp người nông dân có những mùa vụ bội thu ngay cả trong điều kiện sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt.
Thực vật biến đổi gen có khả năng kháng thuốc diệt cỏ nên người trồng có thể thoải mái hơn trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ mà không sợ gây chết cây trồng. Chính vì điều này mà các loại cỏ phải thích nghi với các loại thuốc diệt cỏ độc hại đó, dần dần chúng sẽ phát triển thành “siêu cỏ”. Các nhà nghiên cứu lại phải phát minh ra các loại thuốc diệt cỏ mạnh và độc hại hơn.
Khám phá lợi ích: Diệt cỏ dại hiệu quả bằng máy bay phun thuốc
GMO làm xuất hiện các loại “siêu cỏ” gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trồng trọt
Một số nghiên cứu trên tạp chí Nature chứng minh rằng phấn hoa từ cây ngô biến đổi gen – ngô được ghép gen của vi khuẩn Bacillus thuringiensis có thể gây chết loài bướm vua. Do phấn hoa của ngô Bt bị gió cuốn sang cây bông tai mọc ở các cánh đồng gần đó nên bướm vua ăn vào và sẽ bị tiêu diệt. Theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và một số tổ chức khoa học phi Chính phủ, các chất độc trong ngô Bt còn có khả năng tiêu diệt ấu trùng của các loài côn trùng khác chứ không chỉ là diệt sâu đục thân ngô.
Hơn nữa, các chất độc sẽ tiếp tục gây hại, có thể gây chết hoặc rối loạn nội tiết tố đối với các loài động vật khác nếu chúng ăn phải. Điều này vô tình ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn tự nhiên và phá vỡ hệ sinh thái nông nghiệp.
Nhiều nhà nghiên cứu xác nhận rằng côn trùng nhanh chóng thích nghi với ngô Bt nói riêng và các giống cây trồng GMO nói chung vốn đã được chuyển gen để kháng sâu bệnh. Như vậy, công cuộc chuyển gen kháng sâu bệnh, ấu trùng của côn trùng cho các giống cây trồng GMO không còn tác dụng. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.
Theo số liệu điều tra đến năm 2020, diện tích trồng các giống cây biến đổi gen của Việt Nam là 30 - 50% diện tích đất nông nghiệp. Như vậy, nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ thực phẩm GMO cao. Thực tế là đa số người bán và người tiêu dùng không ai nhận thức được GMO là gì và GMO vẫn đang len lỏi vào từng mâm cơm của người Việt thông qua các thực phẩm như: đậu nành, ngô, bí đỏ, củ cải đường, cà chua, thậm chí là sữa.
Vậy thực phẩm biến đổi gen có an toàn không? WHO đã đưa ra công văn chính thức rằng những loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường toàn cầu hiện nay đã vượt qua nhiều bài sát hạch về tiêu chuẩn an toàn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ở những quốc gia trồng thực phẩm biến đổi gen như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, hiện chưa có trường hợp nào được ghi nhận về tác động tiêu cực lên sức khỏe con người sau khi tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen.
Thế nhưng, việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen lâu dài sẽ ra sao? Một số quan điểm cho rằng GMO sẽ gây dị ứng, kháng thuốc kháng sinh, thậm chí gây ung thư, nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu hay bằng chứng để xác nhận điều này. Vì vậy, việc có lựa chọn tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen hay không phụ thuộc vào quyết định của người tiêu dùng.
Các thực phẩm biến đổi gen thường có những đặc điểm như: kích thước lớn, đẹp, thơm ngon và mùi vị lạ hơn so với loại thực phẩm bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, nông sản sở hữu những ưu điểm vượt trội trên cũng có thể được tạo ra bằng phương pháp lai tạo tự nhiên.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện theo quy định quốc tế, nếu sản phẩm nào có hơn 5% thành phần là từ nguyên liệu biến đổi gen thì phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. Cụm từ tiếng Việt “biến đổi gen” được ghi bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng trên nhãn sản phẩm theo quy định.
Nếu bạn thấy trên sản phẩm đóng gói có nhãn dán “GMO-free”, “Non-GMO” hoặc “Sản phẩm không có thành phần biến đổi gen” thì các sản phẩm này có thể chứa GMO nhưng không quá 0,9%.
Các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ có mã code được dán trên sản phẩm. Bạn chỉ cần nhìn mã code là có thể nhận ra được đâu là thực phẩm biến đổi gen, đâu là thực phẩm hữu cơ tự nhiên.
>>Xem thêm: Truy xuất nguồn gốc chống hàng giả Agricheck
Cách nhận biết GMO bằng mã code nhanh chóng
Mã code của thực phẩm biến đổi gen sẽ gồm 5 chữ số và bắt đầu bằng chữ số 8. Còn nếu mã code bắt đầu bằng chữ số 9 hoặc 5 thì sẽ là thực phẩm hữu cơ tự nhiên.
>>Tham khảo thêm bài viết: Nông nghiệp hữu cơ là gì?
Trên đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH vừa giải đáp cụ thể cho bạn về câu hỏi “GMO là gì?” và cung cấp những thông tin quan trọng về thực phẩm biến đổi gen từ các báo cáo, nghiên cứu khoa học của những tổ chức uy tín hàng đầu thế giới. Mọi thắc mắc về phần mềm truy xuất hàng giả Agricheck, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể!