Không chỉ với cây ổi với hầu hết tất cả các cây ăn quả việc tỉa cành đều rất quan trọng, chúng giúp giảm sâu bệnh cũng như làm nền tảng tăng năng suất và chất lượng trái ổi sau này đồng thời kiểm soát tán và không gian thuận lợi cho việc chăm sóc cây ổi sau này.
Ổi là loại cây cho năng suất và giá trị kinh tế cao
Trong kỹ thuật chăm sóc ổi, kỹ thuật tỉa cành rất quan trọng, chúng có vai trò hạn chế sâu bệnh phát triển, tạo điều kiện tăng năng suất và chất lượng cây ổi sau này đồng thời giúp tiết kiệm chi phí vật tư cũng như công chăm sóc.
1.1. Hạn chế sâu bệnh phát triển
Trong quá trình tỉa cành chúng ta ưu tiên những cành bị sâu bệnh trước rồi đem đi tiêu hủy giúp giảm nguy cơ lây lan sâu bệnh phát triển tới những cành khỏe mạnh.
Ngoài ra việc tỉa cành còn giúp lưu thông không khí, hạn chế những khu vực ẩm ướt vốn tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Không những vậy tỉa cành còn giúp cây ổi quang hợp tốt hợp giúp tăng cường trao đổi chất góp phần tăng sức đề kháng chống lại sâu bệnh hại.
1.2. Tạo điều kiện cành mới phát triển
Ngoài cành bị sâu bệnh chúng ta ưu tiên tỉa những già, cành vươn quá tán và có xu hướng mọc vào trong, khi loại bỏ những cành này sẽ tạo cơ hội cho những cành hữu ích phát triển một cách khỏe mạnh tạo tiền đề tăng năng suất và chất lượng trái ổi sau này.
1.3. Tạo hình và kiểm soát tán
Việc kiểm soát tán cây ổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc và thu hoạch sau này. Khi chăm sóc và thu hoạch tốt không chỉ đảm bảo năng suất và chất lượng còn giúp bảo quản tốt hơn đảm bảo chất lượng ra thị trường.
1.4. Tăng cường ra hoa đậu quả
Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhánh hữu ích phát triển giúp cây ra quả nhiều hơn và chất lượng hơn. Đặc biệt không phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cành già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng cho cành có ích nhờ vậy tăng chất lượng trái và giảm chi phí thuốc và phân bón.
Thông thường chúng ta sẽ có 2 giai đoạn tỉa cành cây ổi trong đó thời điểm sau thu hoạch là quan trọng nhất còn những đợt sau chỉ tỉa một chút để đảm bảo cây ổi phát triển tốt nhất có thể.
Thời điểm sau thu hoạch tỉa cành ổi là quan trọng nhất
2.1. Thời điểm sau thu hoạch
Đây là thời điểm quan trọng nhất để tỉa cành ổi bởi vì sau thu hoạch cây ổi đã tiêu hao một lượng lớn năng lượng để nuôi quả do đó chúng cần được phục hồi sức khỏe. Giai đoạn này chúng ta tỉa một số cành như sau:
2.2. Trong mùa sinh trưởng
Trong thời kỳ cây ổi phát triển mạnh về cành và lá chúng ta cũng có thể tỉa cành giai đoạn này, tuy nhiên giai đoạn này không nên tỉa nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ổi.
Giai đoạn mùa sinh trưởng của cây ổi chúng ta chỉ tập trung tỉa những cành vượt, cành mọc chen chúc, cành tăm,… để tạo dáng và giúp cây thông thoáng hơn.
2.3. Lưu ý khi thời điểm tỉa cành ổi
Khi lựa chọn thời điểm tỉa cành cho ổi chúng ta cần lưu ý một số thời điểm nhau sau tránh ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sâu bệnh hại tấn công cây ổi.
3.1. Chuẩn bị dụng cụ cắt
Nên sử dụng kéo và dao cắt chuyên dụng, sắc bén và vệ sinh sạch sẽ. Điều này rất quan trọng, nó giúp giảm thiểu tổn thương đến cây ổi, hạn chế bị sâu bệnh và nấm tấn công qua những vết cắt này.
3.2. Xác định cành cần tỉa
Trong kỹ thuật tỉa cành ổi chúng ta thường chọn những cành sau để tỉa:
3.3. Tiến hành thao tác tỉa cành ổi
Tùy theo mục đích kiểm soát tán mà chúng ta sẽ có những cách tỉa khác nhau, tuy nhiên khi tỉa chúng đều tuân theo những nguyên tắc sau:
Với cành già, bị sâu bệnh chúng ta cắt sát gốc.
Đối với cành non để kích thích ra chồi mới sẽ tùy thuộc vào tán cây để cắt.
Sau khi tỉa cành chúng ta cần chăm sóc phục hồi cho cây ổi, đặc biệt giai đoạn sau khi thu hoạch. Chăm sóc ổi giai đoạn sau thu hoạch và tỉa cành giúp:
Sau khi thu hoạch, tỉa cành cần chăm sóc và bón phân cho cây ổi
Như vậy thời điểm sau thu hoạch có vai trò rất quan trọng để cây ổi phục hồi và chuẩn bị cho vụ tiếp theo, nên sau khi thu hoạch và tỉa cành chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:
4.1. Bón phân cho cây ổi
Giai đoạn này là giai đoạn phục hồi chúng ta cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây ổi, tùy thuộc vào tuổi cây mà chúng ta sẽ cung cấp lượng phân bón khác nhau. Cụ thể:
Ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cũng như theo dõi cây ổi như thế nào chúng ta có thể cung cấp thêm lân hoặc kali cho phù hợp.
4.2. Phòng trừ sâu bệnh cho cây ổi
Sau khi tỉa cành cây ổi rất dễ bị tổn thương, bị nấm và sâu bệnh tấn công vì vậy chúng ta thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe cây ổi giai đoạn này.
a. Phòng bệnh
Để phòng bệnh cho cây ổi chúng ta sẽ làm một số công việc như sau giúp hạn chế sâu bệnh phát triển như:
b. Chữa bệnh
Sau khi nhận thấy cây ổi có biểu hiện sâu bệnh, chúng ta cần xem xét chúng bị bệnh gì từ đó lựa chọn thời điểm phù hợp để phun thuốc (lưu ý không phải cứ phun sớm là hiệu quả).
Do các loại nấm và sâu bệnh thường có thời gian sinh trưởng và phát triển rất ngắn nên khi chọn được thời điểm thích hợp chúng ta phải nhanh chóng phun thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt với chủ vườn có diện tích lớn chúng ta nên sử dụng máy bay phun thuốc, việc này giúp chủ vườn nhanh chóng phòng trừ sâu bệnh và có nhiều lợi ích như:
Để tìm hiểu các dòng máy bay phun thuốc cho cây ổi cũng như hệ sinh thái nông nghiệp thông minh của GlobalCheck xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.