Tỉa Cành Ổi Khi Nào? Kỹ Thuật Tỉa Cành Ổi

11-03-2025

Tỉa cành ổi là công việc quan trọng trong quá trình chăm sóc ổi, chúng có vai trò giúp tăng năng suất và chất lượng ổi, thông thường chúng ta tỉa sau khi thu hoặc hoặc tỉa cành ổi từ tháng 3 đến tháng 10, cụ thể dưới đây là thông tin chi tiết bài viết.

Ổi là cây ăn trái dễ trồng và cho năng suất cao Ổi là cây ăn trái dễ trồng và cho năng suất cao

I. VÌ SAO CẦN TỈA CÀNH CÂY ỔI

Tỉa cành ổi là công việc được thực hiện thường xuyên trong quá trình chăm sóc cây trồng, chúng có nhiệm vụ tạo điều kiện giúp cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt hơn, cụ thể nhiệm vụ như sau:

1.1. Chọn lọc chất lượng ổi

Khi tỉa ổi chúng ta thường loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh. Những cành này nếu để không chỉ làm có chất lượng quả kém mà chúng còn cạnh tranh chất dinh dưỡng từ những cành có lợi thế hơn vì vậy việc cắt tỉa cành ổi sẽ giúp:

  • Tập trung cành chất lượng giúp trái ổi to, đều và đẹp hơn.
  • Không bị tình trạng quá tải, thiếu chất dinh dưỡng gây gãy cành và chất lượng quả không được ngon.

1.2. Cải thiện môi trường giúp cây ổi phát triển

Việc tỉa cành ổi giúp môi trường sống cây ổi thoáng hơn, tạo điều kiện cho cây ổi phát triển do:

  • Thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh nhờ vậy cây ổi tránh bị nấm và bệnh hại tấn công.
  • Tạo điều kiện ánh sáng chiếu đến các bộ phận của cây nhờ vậy tăng khả năng quang hợp cho cây ổi.

1.3. Dễ chăm sóc và thu hoạch

Nhờ chủ động được tán cây vì vậy tán sẽ gọn gàng nhờ vậy giúp việc chăm sóc như phun thuốc và rải phân bón dễ dàng hơn, khi cây được chăm sóc tốt đồng nghĩa với việc cây sẽ cho năng suất và chất lượng cao.

II. TỈA CÀNH ỔI KHI NÀO

Để tỉa cành ổi hiệu quả, thông thường mỗi vụ trồng ổi chúng ta có 1 đợt tỉa cành ổi chính và 1 đến 2 đợt tỉa cành phụ tùy thuộc vào hiện trạng của cây ổi.

2.1. Tỉa cành ổi đợt chính

Trong đợt chính này chúng ta tỉa cành ổi sau khi thu hoạch ổi, đây là đợt tỉa cành quan trọng nhất và cũng là đợt tỉa nhiều cành nhất. Tỉa cành đợt này giải quyết các vấn đề như sau:

  • Phục hồi, loại bỏ cành già, năng suất thấp: tỉa những cành già, cành yếu giúp cây hồi phục sức khỏe sau thời gian dài nuôi quả.
  • Kích thích cành khỏe: tỉa cành tạo không gian thông thoáng và chất dinh dưỡng cho những cành khỏe phát triển mạnh làm nền tảng ra hoa đậu quả sau này.
  • Chuẩn bị cho vụ tiếp theo: tỉa cành giúp tăng cường chất dinh dưỡng và điều kiện phát triển cho cành ra trái sau này.

2.2. Đợt tỉa cành phụ

Sau đợt tỉa cành chính sau thu hoạch, chúng ta nên có những đợt tỉa cành ổi tiếp theo, đợt tỉa cành này nhằm loại bỏ bớt những cành, hoa, quả không cần thiết. Vì vậy công việc này thường được thực hiện sau khi cây ổi ra hoa và chúng ta loại bỏ những cành quá nhiều hoa, quả.

Hoặc trong quá trình chăm sóc trái, chúng ta cũng có thể tỉa cành và lá giúp không gian thông thoáng, tạo điều kiện cây ổi chăm sóc trái tốt hơn nhờ vậy tăng chất lượng trái ổ.

Theo chu kỳ sinh học của cây ổi thì thường giai đoạn này rơi vào từ tháng 3 đến tháng 6 vì vậy chúng ta cũng thường tỉa cành ổi vào tháng 3 đến tháng 6. Một số loại ổi chúng ta sẽ tỉa vào tháng 9-10 do chúng ra hoa vào thời điểm đó.

Tỉa cành giai đoạn ra hoa cho tới chăm trái giúp thông thoáng tạo điều kiện trái phát triểnTỉa cành giai đoạn ra hoa cho tới chăm trái giúp thông thoáng tạo điều kiện trái phát triển

Ngoài ra nên hạn chế tỉa cành ổi với thời điểm mưa ẩm kết hợp nóng hoặc thời tiết rét vì những thời điểm này nấm và sâu bệnh phát triển rất mạnh và sức đề kháng của cây ổi kém nên dễ bị tổn thương.

III. KỸ THUẬT TỈA CÀNH ỔI

3.1. Chuẩn bị dụng cụ tỉa cành ổi

Để công việc tỉa cành ổi được thuận tiện, chúng ta cần chuẩn bị những công cụ như sau:

  • Kéo cắt cành: sử dụng loại kéo chuyên dụng cắt cành, kéo phải sắc tránh làm tổn thương cành ổi.
  • Cưa cầm tay: nếu cành quá to, tránh làm tổn thương cây chúng ta nên sử dụng cưa cầm tay.
  • Thang: để tỉa những cành ở trên cao.
  • Dụng cụ bảo hộ: để tránh tai nạn lao động chúng ta nên đeo kính bảo hộ, găng tay,…,

3.2. Chọn cành tỉa

Từ mục đích tỉa cành ổi là loại bỏ cành sinh trưởng kém, tạo điều kiện cành khỏe phát triển và tỉa cho hoa đều không để tình trạng quá dày ảnh hưởng chất lượng trái sau này vì vậy khi tỉa cành ổi chúng ta chọn những cành sau:

  • Cành già: cành này thường có chất lượng quả kém và dễ bị sâu bệnh.
  • Cành sâu bệnh: những cành này không chỉ kém chất lượng mà còn lây lan sang cành khác.
  • Cành mọc quá gần nhau: mọc gần nhau làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến chất lượng quả.
  • Cành chéo, cành vượt: đây là những cành có chất lượng quả kém và cản trở sự phát triển của các cành khác.

IV. CHĂM SÓC ỔI SAU KHI TỈA CÀNH

Sau khi tỉa cành, những vết cắt rất dễ bị tổn thương vì vậy chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này để hạn chế nấm và sâu bệnh tấn công vào những vết thương này. Để làm được việc này khi sau tỉa cành chúng ta nên lưu ý một số vấn đề như sau:

4.1. Bảo vệ vết cắt

Sau khi cắt cành chúng ta cần bảo vệ tránh vết cắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường, để làm việc này chúng ta nên thực hiện một số công việc như:

  • Sát trùng: dùng thuốc sát trùng hoặc vôi quét lên vết cắt để ngăn nấm bệnh tấn công.
  • Băng keo bọc: có thể dùng băng keo, nilon bọc quanh về cắt để tránh môi trường sâu bệnh tấn công.

4.2. Bón phân bón

Sau khi cắt chúng ta cần kích thích cho chồi mới cũng như lá mới phát triển vì vậy chúng ta cần bón phân cho cây ổi giai đoạn này. Nên sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ bởi phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

4.3. Phòng bệnh cho ổi

Sau khi tỉa cành cây ổi rất dễ bị nấm bệnh tấn công vì vậy nên có một số giải pháp để hạn chế trường hợp này xảy ra, ví dụ ta có thể thực hiện một số công việc như sau:

  • Những cành bị bệnh chúng ta phải đem đi tiêu hủy tránh lây lan.
  • Dọn dẹp vệ sinh vườn hạn chế môi trường nấm và sâu bệnh ẩn nấp.
  • Tạo điều kiện sinh vật có ích phát triển như trồng hoa, trồng đan xen cây họ đậu.

Vệ sinh vườn giúp cây ổi hạn chế bị sâu bệnh tấn công Vệ sinh vườn giúp cây ổi hạn chế bị sâu bệnh tấn công

Giai đoạn này chúng ta nên kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện nấm và sâu bệnh tấn công chúng ta phải có giải pháp chữa trị. Lưu ý sự khác biệt giữa sâu bệnh và nấm như sau:

  • Nấm: chúng ta phun thuốc càng sớm càng tốt bởi chúng chỉ có một dạng tồn tại.
  • Sâu bệnh: do có vòng đời phức tạp, tùy thuộc vào chu kỳ sinh trưởng mà chúng ta chọn thời điểm phun thuốc.

Chi tiết: thời điểm phun thuốc trừ sâu

Ngoài ra để kịp thời phòng trừ sâu bệnh, nếu vườn có diện tích lớn chúng ta nên sử dụng máy bay phun thuốc để đảm bảo kịp thời phòng trừ do thời điểm phun thuốc hiệu quả rất ngắn thông thường chỉ kéo dài từ 1-3 ngày.

Khi sử dụng máy bay nông nghiệp để phun thuốc cho cây ổi chúng sẽ đem lại một số giá trị như:

  • Kịp thời: với lưu lượng lớn những chiếc drone nhanh chóng phun thuốc toàn bộ khu vườn đảm bảo cây ổi ít bị tổn thương nhất có thể.
  • Chính xác cao: nhờ công nghệ định vị chính xác DTALS kết hợp với khả năng tự động hóa cao giúp cây ổi được phun đều, đặc biệt không xảy ra hiện tượng dư thừa vật tư nông nghiệp.
  • Hiệu quả cao: với công phun ly tâm giúp phá nhỏ kích thước hạt phun kết hợp gió làm khô cây giúp thuốc có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách và bám chắc hơn làm tăng thời gian tiếp xúc giữa thuốc và sâu bệnh.
  • Bảo vệ sức khỏe: người phun thuốc tránh xa môi trường độc hại nên hạn chế bị rủi ro sức khỏe do hít phải thuốc bảo vệ thực vật.

Để tìm hiểu các dòng máy bay nông nghiệp phù hợp cho cây ổi cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.

 

Tags: cây ổi, ổi