Năm 2024 dù thiên tai hoành hành nhưng ngành nông nghiệp đã đạt được những thành công ngoài mong đợi, xuất khẩu đạt kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng tới 18,7% so với năm 2023. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo và sầu riêng được giá.
Tuy nhiên đến đầu năm 2025 chúng ta chứng kiến cả 2 mặt hàng này giảm giá thê thảm dẫn đến Thủ tướng và Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên phải có những chỉ đạo, tìm phương án giải quyết. Cho thấy tính bền vững và khả năng cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam chưa được kiểm soát tốt.
Tình hình xuất khẩu sầu riêng quý 1/2025 gặp rất nhiều khó khăn
Thị trường sầu riêng Việt Nam trong quý 1/2025 đã đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 71,3% và giá cả lao dốc 74% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tình trạng đáng báo động khiến Thủ tướng Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo các bên liên quan tìm phương án đối phó.
Thực tế tình trạng này đã được cảnh báo từ lâu cho nên chúng ta không khó gì để nhận ra nguyên nhân, tuy nhiên tình trạng sầu riêng đầu năm thực sự rất thê thảm khi chúng ta xuất khẩu chỉ đạt 28,7% và giám bán giảm chỉ còn 26% so với cùng kỳ năm 2024. Khó khăn trên không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng sầu riêng mà còn đe dọa thị phần sầu riêng của nước ta trên thị trường xuất khẩu sầu riêng toàn cầu.
Nói về nguyên nhân, chúng ta có thể kể ra 3 nguyên nhân chính, những nguyên nhân này rất dễ nhận biết nhưng giải quyết được nó không phải là đơn giản vì nó cần sự đồng hành của tất cả các bên từ chính quyền, doanh nghiệp cho đến người trồng sầu riêng.
Hiện nay thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của nước ta là Trung Quốc, tuy nhiên nước này đang phải tham gia cuộc chiến thương mại với Mỹ dẫn đến kinh tế trong nước khó khăn. Điều này làm giảm lượng hàng xuất khẩu, dẫn đến tồn kho và áp lực giảm giá.
Những đối thủ truyền thống của chúng ta như Thái Lan, Indonesia, Malaysia những năm qua đã có sự cải thiện đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp bền vững tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt thị trường sầu riêng trên Thế Giới. Việt Nam, dù là một trong những nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu, đang dần mất lợi thế nếu không có sự đổi mới.
Có thể nói đây là vấn đề khó khăn nhất cần giải quyết, bởi chính phủ không thể cấm người dân trồng sầu riêng. Là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nên người dân có xu hướng loại bỏ cây trồng khác trồng sầu riêng để tăng thu nhập.
Diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất
Theo thống kê trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2025 diện tích trồng sầu riêng tăng từ 32.000 ha lên tới 178.000 ha, tức mỗi năm chúng ta tăng 16.300 ha. Sự tăng trưởng mạnh mẽ nà đã vượt quá nhu cầu dẫn đến tình trạng dư thừa sầu riêng, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
Để giải những khó khăn trên chúng ta phải có biện pháp giải quyết 3 vấn đề của thị trường đó là: mở rộng thị trường xuất khẩu sầu riêng, kiểm soát chặt vùng sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất sầu riêng theo hướng bền vững và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất minh bạch và hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ giúp:
Đặc biệt truy xuất nguồn gốc xuất khẩu là khâu không thể thiếu nếu muốn xuất khẩu đường chính ngạch sang những nước phát triển, Ngay cả thị trường Trung Quốc cuộc chiến thương mại toàn cầu khiến chúng ta phải kiểm soát biên giới kỹ hơn và tất nhiên Trung Quốc cũng vậy dẫn đến con đường tiểu ngạch ngày càng bị thu hẹp.
Tem truy xuất nguồn gốc là một trong những yếu tố bắt buộc để xuất khẩu sầu riêng theo đường chính ngạch
Trung Quốc là thị trường truyền thống, tuy nhiên để tránh rủi ro chúng ta phải mở các cuộc xúc tiến thương mại sang các thị trường tiềm năng như châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên những thị trường này đòi hỏi rất khắt khe, không chỉ chất lượng nông sản mà quy trình sản xuất còn phải đảm bảo không gây tổn hại đến môi trường.
Cho thấy nếu chúng ta muốn có một thị trường ổn định, không bất ổn như thị trường sầu riêng quý 1/2025 thì chúng ta bắt buộc phải ứng dụng công nghệ và sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ, bền vững và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Công nghệ chính là giải pháp giải quyết những khó khăn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, chúng giúp cải thiện năng suất và chất lượng sầu riêng. Đặc biệt công nghệ không chỉ giúp nâng cao năng suất làm việc từ đó giảm chi phí mà còn giúp bảo vệ môi trường, hướng tới nông nghiệp bền vững, một trong những yếu tố bắt buộc để có thể xuất khẩu sầu riêng vào những nước phát triển.
Dưới đây là một số công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp được GlobalCheck cung cấp ra thị trường, đồng hành cùng bà con giải quyết những khó khăn thị trường sầu riêng quý 1/2025.
Tình trạng được giá mất mùa hay được mùa mất giá là chuyện thường gặp trong ngành nông nghiệp, nhưng với xu hướng hiện nay khi thị trường ngày càng quan tâm tới chất lượng và môi trường cũng như tình trạng thương mại bất ổn. Thị trường sầu riêng và lúa gạo đã cho chúng ta một bài học mới đó là mất giá nhưng không được mùa.
Tình trạng trên cho thấy tính bất ổn của thị trường sầu riêng, lúa gạo nói riêng và thị trường nông sản nói chung ngày càng sâu sắc. Bằng cách sản xuất minh bạch, tìm kiếm thị trường mới và ứng dụng công nghệ hiện đại, ngành sầu riêng có thể không chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn nâng cao vị thế trên thị trường toàn cầu. Hành động kịp thời và chiến lược đúng đắn sẽ là chìa khóa để biến thách thức thành cơ hội.
Để tìm hiểu các giải pháp nông nghiệp công nghệ cao cùng bà con vượt qua khó khăn từ thị trường nhập khẩu xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.