Phòng Bệnh Cho Mạ Vụ Mùa

04-07-2025

Mạ là giai đoạn quan trọng trong quá trình canh tác lúa. Đặc biệt, vụ mùa năm nay có lượng mưa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh mẽ. Việc phòng bệnh cho mạ luôn được ưu tiên hàng đầu bởi chúng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí chữa bệnh mà còn giúp cây mạ khỏe mạnh làm nền tảng tăng năng suất và chất lượng lúa sau này.

Bài viết này sẽ trình bày các biện pháp kỹ thuật để phòng tránh sâu bệnh, ưu tiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, đồng thời làm rõ sự khác biệt trong cách chăm sóc mạ khay và mạ cấy để hạn chế tối đa nguy cơ.

Mạ vụ mùa mưa nhiều nên rất dễ bị sâu bệnh tấn côngMạ vụ mùa mưa nhiều nên rất dễ bị sâu bệnh tấn công

1. Biện Pháp Phòng Bệnh Chung Cho Cây Mạ

Những biện pháp dưới đây áp dụng được cho cả mạ khay và mạ cấy, giúp xây dựng nền tảng vững chắc để ngăn chặn sâu bệnh:

  • Chọn giống kháng bệnh: Chọn giống có khả năng kháng bệnh góp phần quan trọng hạn chế tối đa dịch bệnh phát triển, ngoài ra chúng ta cũng nên chọn giống lúa phù hợp với điều kiện địa phương. Hiện nay các giống lúa lai có khả năng chống chịu tốt như GS999 nên bà con có rất nhiều sự lựa chọn giống lúa.
  • Vệ sinh đồng ruộng: Loại bỏ triệt để tàn dư thực vật sau vụ trước để giảm nguồn lây lan mầm bệnh và nơi trú ẩn của sâu hại.
  • Quản lý nước hợp lý: Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng kéo dài – yếu tố kích thích sự phát triển của nấm và vi khuẩn trong mùa mưa.
  • Sử dụng phân bón cân đối: Đạm rất quan trọng nhưng nếu lạm dùng chúng làm cây mạ quá xanh và yếu, tạo điều kiện sâu bệnh hại tấn công, chúng ta nên tăng cường kali và phospho để tăng sức đề kháng.

Một trong những giống lúa theo chúng tôi có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và chất lượng cơm ngon chính là GS999. Để có được khả năng chống chịu sâu bệnh tốt là do giống lúa GS999 có nhiều đặc tính từ gen cho tới cấu trúc, hình thái cây lúa cụ thể như:

  • Từ gen: Thừa hưởng từ bố mẹ được sinh trưởng và phát triển ở những nơi có khí hậu lạnh hơn Việt Nam rất nhiều.
  • Vách tế bào cứng: Tăng cường cấu trúc tế bào giúp GS999 có vách cứng chắc hơn gây khó khăn cho sâu bệnh chích hút hoặc nấm xâm nhập.
  • Đặc điểm hình thái: Lá có thể cứng hơn, lông lá dày hơn, thân cây rắn chắc hơn, gây khó khăn cho sâu ăn lá hoặc rầy chích hút.
  • Giống lúa ngắn ngày: hạn chế rủi ro gặp thiên tai, ví dụ như vụ xuân năm 2025 này mưa lớn cuối vụ, nếu chúng giống lúa ngắn ngày, thu hoạch sớm hơn thì chúng ta không bị ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài.

Nhờ sự kết hợp của các yếu tố trên, giống lúa GS999 được trang bị "hệ miễn dịch" mạnh mẽ, giúp cây lúa chống chọi hiệu quả với các tác nhân gây hại từ môi trường, đặc biệt quan trọng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vụ mùa mưa nhiều.

GS999 là giống lúa chất lượng cao, gạo thơm ngon, khả năng chống chịu sâu bệnh tốtGS999 là giống lúa chất lượng cao, gạo thơm ngon, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

2. Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Mạ Khay

Mạ khay thường được gieo trong môi trường kiểm soát nên khả năng mạ bị sâu bệnh tấn công ít hơn, nhưng vẫn cần các biện pháp đặc thù để tránh sâu bệnh, nhất là trong mùa mưa:

  • Khử trùng khay và giá thể: Trước khi gieo, khử trùng khay và giá thể (đất, xơ dừa, trấu) bằng cách phơi nắng, hấp nhiệt hoặc dùng hóa chất an toàn để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Đảm bảo thoát nước tốt: Sử dụng khay có lỗ thoát nước hiệu quả, tránh để nước đọng gây thối rễ hoặc tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Sử dụng giống kháng bệnh: Lựa chọn các giống lúa đã được chứng minh có khả năng kháng sâu bệnh cao, giảm nguy cơ từ giai đoạn đầu.
  • Kiểm soát độ ẩm: Duy trì độ ẩm vừa phải, không để giá thể quá ẩm ướt vì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc.

3. Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Mạ Cấy

Mạ cấy chúng ta gieo giống trực tiếp trên ruộng, vì vậy sâu bệnh chủ yếu tấn công vào loại mạ này, để phòng bệnh cho mạ chúng ta đặc biệt quan tâm tới môi trường xung quanh để hạn chế sâu bệnh:

  • Vệ sinh ruộng mạ: Dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật và san phẳng đất trước khi gieo để giảm nguồn sâu bệnh tiềm ẩn.
  • Luân canh cây trồng: Tránh trồng lúa liên tục trên cùng một diện tích đất; xen canh với cây họ đậu hoặc cây khác để phá vỡ vòng đời của sâu bệnh.
  • Quản lý nước hợp lý: Điều chỉnh mực nước trên ruộng mạ vừa đủ, không để ngập quá sâu hoặc kéo dài, đặc biệt trong mùa mưa.
  • Sử dụng biện pháp sinh học: Tận dụng thiên địch (như ếch, chim) hoặc vi sinh vật có lợi (nấm Trichoderma) để kiểm soát sâu bệnh một cách tự nhiên an toàn và thân thiện môi trường.

Lưu ý không để thừa đạm, làm mạ yếu tạo điều kiện sâu bệnh tấn côngLưu ý không để thừa đạm, làm mạ yếu tạo điều kiện sâu bệnh tấn công

4. Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp phòng ngừa không phát huy hiệu quả, khi phun thuốc chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Với nấm bệnh: chúng ta nên phun càng sớm càng tốt để chúng ít khi lây lan.
  • Sâu bệnh: phụ thuộc chu kỳ sâu bệnh phát triển mà chúng ta lựa chọn thời điểm phun thuốc.
  • Thuốc sinh học: ưu tiên sử dụng thuốc sinh học thay vì thuốc hóa học độc hại.
  • Sử dụng đúng cách: Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, thời điểm phun và khoảng cách an toàn trước khi cấy để tránh tồn dư hóa chất.

5. Kết Luận Phòng Bệnh Cho Mạ Vụ Mùa

Phòng trừ sâu bệnh cho mạ vụ mùa là nhiệm vụ cấp thiết, đặc biệt trong điều kiện mưa nhiều như hiện nay. Để phòng bệnh tốt chúng ta ưu tiên các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cây mạ phát triển và bất thuận cho sâu bệnh phát triển như:

  • Chọn giống lúa kháng bệnh tốt.
  • Bón phân cân đối.
  • Điều tiết nước hợp lý.

Lưu ý: Nông dân nên tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông hoặc chuyên gia tại địa phương để điều chỉnh biện pháp phù hợp với thực tế. Để tìm hiểu về các giống lúa chất lượng, năng suất như GS999 hoặc hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao như drone nông nghiệp, thiết bị tự lái máy nông nghiệp NX510,.., xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.