Lúa Lai- Những Điều Tưởng Chừng Không Thể

19-05-2025

Lúa là cây thân cỏ có khả năng tự thụ phấn, vì vậy việc tạo ra những giống lúa lai tưởng chừng như không thể nhưng với phép màu mang tên Viên Long Bình, những điều tưởng chừng như không thể đã có thể trở thành hiện thực. Việc tạo ra những giống lúa lai có thể coi là một trong những đột phá trong ngành sản xuất lúa trên Thế Giới.

I. GIAN NAN TẠO RA GIỐNG LÚA LAI

Lúa là cây lưỡng tính, chúng có thể tự thụ phấn và sinh sản khiến nhiều người nghĩ rằng việc lai tạo chúng với nhau tạo ra một giống mới có nhiều ưu điểm nổi trội là không thể. Nhưng với giáo sư Viên Long bình đã vượt qua suy nghĩ thông thường, ông không ngừng tìm tòi những phương pháp mới tạo ra một kỳ tích, một "điều không tưởng" đã trở thành hiện thực, và gắn liền với tên tuổi vĩ đại giáo sư Viên Long Bình, người được xem là “cha đẻ ngành lúa lai”.

Việc khó khăn nhất khi tạo giống lúa lai là do cơ chế sinh học phức tạp của cây lúa. Để tạo ra hạt lúa lai F1 có năng suất vượt trội do hiệu ứng ưu thế lai (heterosis), cần phải cho lai giữa hai dòng lúa bố mẹ có đặc điểm di truyền khác nhau. Tuy nhiên, quá trình thụ phấn chéo tự nhiên ở lúa rất khó khăn do lúa là cây tự thụ phấn. Việc lai tạo nhân tạo với quy mô lớn để sản xuất hạt giống F1 sẽ tốn rất nhiều công sức và chi phí.

Thách thức lớn nhất đặt ra là làm thế nào để "bất dục hóa" (làm mất khả năng sinh sản hạt phấn) ở dòng mẹ, đảm bảo 100% hạt trên bông lúa mẹ được thụ phấn bởi giống lúa bố. Đây là công việc phức tạp đặc biệt nếu sản xuất trên quy mô thương mại tưởng chừng như không thể bởi chi phí sản xuất giống sẽ rất tốn kém.

Nhận thấy tiềm năng to lớn của ưu thế lai trong việc tăng năng suất lúa, Giáo sư Viên Long Bình đã dốc toàn bộ tâm huyết và trí tuệ để giải bài toán khó về tính bất dục đực. Ông đã tạo ra phép màu cho ngành nông nghiệp lúa nước với những cống hiến phi thường của mình.

Sau một thời gian nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn và thất bại, cuối cùng Giáo sư Viên Long Bình cũng đã thành công trong việc tìm ra và ứng dụng hệ thống bất dục đực tế bào chất (CMS - Cytoplasmic Male Sterility). Đây là một khám phá mang tính cách mạng, cho phép tạo ra các dòng lúa mẹ bị bất dục hạt phấn do tương tác giữa nhân và tế bào chất.

Quá trình sản xuất lúa lai F1-GS55 của Đại ThànhQuá trình sản xuất lúa lai F1-GS55 của Đại Thành

Việc tạo ra dòng lúa bất dục đực ổn định và có khả năng phục hồi hữu dục khi lai với dòng bố phù hợp là một bước đột phá vĩ đại. Nó đã giải quyết được nút thắt cổ chai trong sản xuất hạt giống lúa lai quy mô lớn. Từ đó, những giống lúa lai F1 có năng suất cao hơn đáng kể so với các giống lúa thuần đã được tạo ra và đưa vào canh tác rộng rãi.

II. ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI GIỐNG LÚA LAI

2.1. Khả năng chống chịu thời tiết vượt trội

Một trong những ưu điểm nổi bật của giống lúa lai là khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thời tiết bất thường như hạn hán, ngập úng hay sương muối có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất lúa. Nhờ thừa hưởng những gen nổi bật từ bố mẹ giúp giống lúa lai F1 thường có khả năng thích ứng tốt hơn:

Lúa lai F1-GS999 có thể phát triển tốt ở những khu vực có điều kiện khó khăn như vùng lúa tôm ở đồng bằng sông Cửu LongLúa lai F1-GS999 có thể phát triển tốt ở những khu vực có điều kiện khó khăn như vùng lúa tôm ở đồng bằng sông Cửu Long

  • Chịu hạn: Nhờ bộ rễ phát triển giúp cây lúa hấp thụ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn nên khả năng chịu hạn cũng tốt hơn.
  • Chịu ngập úng: Một số giống lúa lai có khả năng chịu ngập trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.
  • Chịu lạnh: Đặc biệt những giống lúa có bố mẹ từ nơi khí hậu lạnh như GS55 giúp chúng có khả năng chịu lạnh tốt do được thừa hưởng từ gen của bố mẹ.

Nhờ khả năng chống chịu thời tiết tốt, giống lúa lai giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro do thiên tai, đảm bảo mùa màng ổn định hơn.

2.2. Lúa lai chống chịu sâu bệnh

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính gây giảm năng suất lúa. Việc sử dụng thuốc trừ sâu không chỉ tốn kém mà còn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Giống lúa lai, với khả năng chống chịu sâu bệnh tự nhiên, đã mang lại một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này:

  • Chống chịu sâu đục thân, rầy nâu: Giống lúa lai được lai tạo để có khả năng kháng hoặc chịu đựng tốt hơn đối với các loại sâu bệnh phổ biến.
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu: Nhờ khả năng tự bảo vệ, người nông dân có thể giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng, từ đó giảm chi phí sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái.

Việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một điều rất quan trọng để hướng tới một nền nông nghiệp định hướng hữu cơ, giảm thiểu tác động đến môi trường sống, bảo vệ hệ sinh thái đất và nước.

Khi nói về sâu bệnh, tính kịp thời rất quan trọng, xu hướng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn khiến tính kịp thời càng trở nên cấp thiết, hiện nay nhờ sử dụng công nghệ mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Máy bay nông nghiệp G700 của Globalcheck là một giải pháp hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại lúa nhờ vào các tính năng công nghệ tiên tiến. Với công nghệ định vị chính xác DTALS và phun ly tâm, G700 cho phép phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng liều lượng và tập trung vào khu vực bị sâu bệnh, giúp tiêu diệt chúng một cách chính xác mà không lãng phí.

Dung tích bình phun lớn lên đến 70 lít giúp máy bay bao phủ hàng trăm ha mỗi giờ, đảm bảo phun thuốc nhanh chóng và kịp thời, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như bùng phát dịch bệnh.

Điểm nổi bật của G700 là khả năng phun hạt siêu mịn (50µm) nhờ công nghệ ly tâm, giúp thuốc bám đều và thẩm thấu nhanh vào cây lúa, tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh mà không cần nhiều nước. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm nguy cơ thuốc bị rửa trôi khi trời mưa.

2.3. Lúa lai thường cho năng suất cao

Một trong những lý do chính khiến giống lúa lai được ưa chuộng là khả năng cho năng suất cao hơn so với các giống lúa truyền thống. Thông thường, giống lúa lai có thể tăng năng suất từ 20-30%, thậm chí cao hơn trong một số trường hợp. Điều này có được nhờ vào:

  • Sức sống lai (hybrid vigor): Giống lúa lai tận dụng được sức sống lai, giúp cây con phát triển mạnh mẽ, có khả năng quang hợp tốt hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Thời gian sinh trưởng ngắn: Nhờ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, tập trung hơn nên một số giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn như GS55 đảm bảo sản xuất 3 vụ/năm cho bà con đồng bằng sông Cửu Long.

2.4. Hướng đến nông nghiệp hữu cơ bền vững

Trong bối cảnh thế giới ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, nông nghiệp hữu cơ bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu. Giống lúa lai, với những ưu điểm vượt trội, đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng này:

  • Giảm thiểu hóa chất: Việc giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu giúp giảm ô nhiễm đất, nước và không khí, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học.
  • Tăng cường an toàn thực phẩm: Hạn chế sử dụng hóa chất, từ đó sản phẩm thu hoạch an toàn hơn cho người tiêu dùng.
  • Phát triển bền vững: Giống lúa lai giúp tăng năng suất mà không cần mở rộng diện tích canh tác, từ đó bảo vệ tài nguyên đất và nước, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động nông nghiệp.

Nhờ những lợi ích này, giống lúa lai không chỉ là một công cụ để tăng năng suất mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững trên toàn cầu.

Để tìm hiểu những giống lúa lai năng suất và chất lượng cao mang thương hiệu Goldseed cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của chúng tôi xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.

 

Tags: lúa lai