Một sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 19 tháng 5 năm 2025, khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức buổi làm việc với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Buổi làm việc này tập trung thảo luận về những thách thức nghiêm trọng mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt. Những con số được trình bày không chỉ đáng báo động mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
Ngoài ra buổi làm việc cũng đề ra những giải pháp giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu về năng lực và hiệu quả quản lý sức khỏe đất. Đây là chuỗi sự kiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về sức khỏe đất quốc gia” do FAO tài trợ.
Ông Rémi Nono Womdim trưởng đại diện FAO tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố kết quả nghiên cứu đất khiến nhiều người trong số chúng ta phải giật mình về tình trạng đất nông nghiệp hiện nay. Cụ thể:
Tại sự kiện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, hiện cả nước có 11,6 triệu ha đất nông nghiệp trong đó có 4,9 triệu ha đất trồng cây lâu năm và 6.7 triệu ha đất nông nghiệp trồng cây hàng năm trong đó có 3,9 triệu ha đất trồng lúa và 2,8 triệu ha đất trồng cây hàng năm khác.
Từ những con số trên ta thấy diện tích đất trồng lúa và cây hàng năm giảm đáng kể, các nguyên nhân có thể đến từ:
Đáng lo ngại hơn khi có tới 60% diện tích đất bị ảnh hưởng bởi xói mòn, với mức tổn thất trên 11 tấn/ha/năm. Trong số này có 30% diện tích chịu xói mòn nghiêm trọng, mất trên 20 tấn/ha/năm. Xói mòn đất làm suy giảm độ phì nhiêu, đe dọa năng suất và an ninh lương thực.
Tình trạng xói mòn nghiêm trọng có thể gây sạt lở, mất diện tích canh tác, đe dọa trực tiếp cuộc sống hàng ngày của người dân làm nông nghiệp cũng như môi trường hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp.
Bộ nông nghiệp cũng thông báo, hiện nay nước ta đang có tới 70% diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm chua với pH nhỏ hơn 6. Đất nhiễm chua có thể gây tác hại cho cây trồng như:
Đất nông nghiệp đang thiếu nghiêm trọng các chất dinh dưỡng thiết yếu: 50% nghèo đạm (nitơ), 70% nghèo lân (phospho), 40% nghèo kali, 72% nghèo canxi, và 48% nghèo magiê. Sự thiếu hụt này không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Tình trạng đất nông nghiệp bị thoái hóa đang rất nghiêm trọng
Những con số trên cho thấy đất nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như xói mòn, đất chua và thiếu hụt dinh dưỡng. Đây là những thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ tài nguyên đất và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta không có nhiều sự lựa chọn. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Dưới đây là một số giải pháp của Công ty CP Đại Thành, chúng tôi tin rằng với những công nghệ này góp phần quan trọng cải tạo đất, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
Nhờ trang bị công nghệ hiện đại, có độ chính xác cao, những chiếc máy bay nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và thoái hóa đất, mất cân bằng hệ sinh thái môi trường đất và môi trường nước.
Thiết bị san phẳng mặt nước GP3000 giúp tạo bề mặt ruộng bằng phẳng, đảm bảo nước tưới phân bố đều, giảm nước chảy tràn – nguyên nhân chính gây xói mòn. Thiết bị này không chỉ bảo vệ lớp đất mặt mà còn duy trì độ màu mỡ, đặc biệt hiệu quả ở cả đồng bằng trồng lúa và vùng đồi núi trồng cây lâu năm cũng như giúp sử dụng hiệu quả phân bón, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật.
Thiết bị định vị chính xác DTALS là nền tảng do Công ty CP Đại Thành xây dựng, đây là hạ tầng không thể thiếu cho các thiết bị như:
Muốn phát triển một nền nông nghiệp Bền Vững, phân bón hữu cơ là không thể thiếu, Điển hình như phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy -VMH03 của chúng tôi. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng chúng còn góp phần:
Từ những con số trên ta thấy, thách thức nông nghiệp nước ta là rất lớn. Nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta chuyển mình tạo ra những bước đột phá. Từ máy bay nông nghiệp, máy san phẳng GP3000, hệ thống DTALS đến phân bón hữu cơ, tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ tài nguyên đất, nâng cao năng suất và cải thiện đời sống nông dân.
Giải pháp thì rất nhiều, nhưng nó cần sự đồng hành từ Chính Phủ, Doanh nghiệp cho tới Người Dân. Để tìm hiểu những công nghệ giúp cải thiện tình trạng đất xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.