Giai đoạn đầu lúa gieo sạ yêu cầu chăm sóc rất cẩn thận bởi khả chống chống chịu chưa được tốt do khi gieo sạ lúa mới trong giai đoạn nảy mầm nên khả năng chống chịu thời tiết rất kém, đặc biệt khí hậu lạnh và ngập nước. Việc mặt đất được làm phẳng giúp quá trình chăm sóc lúa gieo sạ dễ dàng hơn do quá trình điều tiết nước được thuận lợi.
Khác với lúa cấy, lúa gieo sạ được đưa ra ngoài đồng khi còn rất nhỏ, thông thường khi hạt giống nảy mầm bằng 1/3 đến 1/2 hạt thóc là chúng đã phải làm quen với môi trường sống tự nhiên đầy khắc nghiệt.
Do còn quá nhỏ nên khả năng chống lại thời tiết, sinh vật hại cũng như cỏ dại rất kém. Dưới đây là một số những bất lợi mà lúa gieo sạ phải chống chịu trong giai đoạn đầu sinh trưởng:
Mặt ruộng không được làm phẳng làm ảnh hưởng rất lớn năng suất và chất lượng lúa sạ sau này
Từ những bất lợi trên của lúa gieo sạ chúng ta sẽ nhận thấy vai trò làm phẳng mặt ruộng là vô cùng quan trọng vì nó giải quyết một số vấn đề như sau:
1.1.Giúp cây phát triển tốt
Như ta biết giai đoạn đầu lúa sạ yêu cầu rất khắt khe về nước, chúng ta phải rút cạn nước nhưng vẫn phải đảm bảo độ ẩm để cho giống phát triển tốt, vì vậy khi mặt ruộng không được làm phẳng sẽ vẫn có nhiều vũng nước trong ruộng, những vũng nước này sẽ gây chết lúa sau khi gieo.
Còn khi chúng ta cố gắng rút hết khu vực ruộng sẽ bị khô hạn, việc thiếu nước sẽ gây khó khăn cho quá trình cung cấp chất dinh dưỡng, để lâu cũng làm lúa còi cọc hoặc chết.
Từ những phân tích trên ta thấy việc làm phẳng mặt ruộng nó quyết định đến khả năng sinh tồn lúa gieo sạ giai đoạn đầu nên với lúa gieo sạ việc làm phẳng mặt ruộng là rất quan trọng.
1.2.Hạn chế ốc và cỏ dại
Ở giai đoạn đầu không gian phát triển cho cỏ dại là rất lớn, vì vậy việc điều tiết nước không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại và ốc hại phát triển. Bởi những lý do sau:
Như vậy chúng ta thấy khi lúa gieo sạ lớn lên, các mầm bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất chúng ta sẽ cấp nước dần từ đó hạn chế môi trường ốc và cỏ dại phát triển.
1.3.Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa
Nước có vai trò quan trọng giúp hòa tan phân bón giúp cây lúa dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn, ngoài ra chúng còn có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận và tham gia vào quá trình quang hợp.
Vì vậy khi mặt ruộng không được trang phẳng sẽ dẫn đến nhiều khu vực bị khô hạn, cây lúa gặp khó khăn trong quá trình trao đổi chất, nếu nghiêm trọng có thể gây chết và giảm năng suất.
Công nghệ trang phẳng mặt ruộng GP3000 hoạt động dựa vào hệ thống định vị chính xác DTALS với sai số khi định vị chỉ 2,5cm, có thể nói đây là con số lý tưởng trong môi trường nông nghiệp. Đặc biệt GP3000 dựa vào các thông số về cao độ kết hợp với AI sẽ tự động điều chỉnh gầu san lên xuống giúp mặt ruộng được làm phẳng gần như tuyệt đối.
2.1. Các thành phần GP3000
Về thiết kế thiết bị làm phẳng mặt đất vệ tinh ruộng nước GP3000 được chia thành 2 bộ phận chính là phần thiết bị cơ khí và phần điện tử.
a. Phần cơ khí
Chúng bao gồm hệ thống các thành phần như phay, hệ thống thủy lực, bộ san có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công việc làm đất và trang phẳng mặt ruộng. Cụ thể:
Phần cơ khí công nghệ trang phẳng mặt ruộng vệ tinh GP3000
b. Phần điện tử
Đây là phần có nhiệm vụ xác định vị trí và cao độ tại vị trí khu vực làm việc theo thời gian thực, từ cao độ này chúng sẽ tính toán để nâng hoặc hạ bộ san với độ chính xác lên tới từng centimet. Phần thiết bị điện tử sẽ bao gồm các thành phần như sau:
Các thành phần điện tử công nghệ GP3000
2.2. Nguyên lý hoạt động GP3000
Nền tảng hoạt động của thiết bị trang phẳng mặt đất vệ tinh ruộng nước GP3000 dựa vào hạ tầng định vị chính xác DTALS, nhờ độ chính xác cao khi hoạt động giúp GP3000 hứa hẹn sẽ một yếu tố bước ngoặt thúc đẩy ngành sản xuất lúa nước từ mô hình nhỏ lẻ sang quy mô lớn. Cụ thể nguyên lý làm việc như sau:
Lúa gieo sạ là xu hướng tất yếu trong mô hình sản xuất lúa quy mô lớn bởi chúng giúp giảm thời gian sinh trưởng, tiết kiệm nhiều khâu và nhân công cho nên phương pháp canh tác này giúp giải quyết bài toán thiếu lao động và ruộng đất bỏ hoang hiện nay.
Tuy nhiên để phương pháp gieo sạ hiệu quả thì mặt ruộng phải được làm phẳng, vấn đề càng trở nên khó khăn khi nổi lên xu hướng tích tụ ruộng đất bởi với diện tích lớn thì quá trình làm phẳng rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Với GP3000 mọi thứ sẽ được giải quyết bởi chúng hoạt động dựa trên sóng định vị nên với mọi diện tích đều không phải vấn đề, đặc biệt chúng hoạt động theo nguyên lý tự động nên mặt ruộng sẽ được làm phẳng dù diện tích khu làm việc có lớn như thế nào, cho thấy GP3000 hứa hẹn sẽ là một cuộc cách mạng làm nền tảng xu hướng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn thành công.
Để tìm hiểu thiết bị trang phẳng mặt đất vệ tinh ruộng nước GP3000 cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của GlobalCheck như: máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động NX510,…, xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.