Dưa hấu là một loại cây họ bầu bí có thời gian sinh trưởng ngắn, đây là loại cây cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng vì vậy sau khi trồng dưa hấu chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề điều tiết nước bởi nước chiếm tới 90% thành phần của dưa hấu.
Khi trồng dưa hấu chúng ta thường sử dụng màng phủ nên giữ ẩm rất tốt vì vậy giai đoạn đầu công việc tưới nước có nhiệm vụ chính là làm mát cây con bởi vì khi cây con mới lớn lên tiếp xúc với màng phủ dưới tác động ánh sáng mặt trời sẽ rất nóng.
Cụ thể sau khi trồng mọc lên đến 1-2 tuần chúng ta bắt đầu phun nước để giải nhiệt cho cây bằng cách dùng vòi hoa sen tưới lên bề mặt vào khoảng lúc 9-10h sáng hoặc 2-3 giờ trưa.
Tưới nước lên bề mặt giúp giữ ẩm cho dưa hấu con
Qua giai đoạn này chúng ta bắt đầu tưới nước bằng cách đưa nước vào rãnh để chúng ngấm vào đất, phương pháp này chúng ta thực hiện như sau:
Kỹ thuật tưới thấm khi câu dưa hấu trưởng thành
Kỹ thuật thường được sử dụng khi bà con gieo trực tiếp hạt xuống mặt đất, chúng giúp cây con tránh tiếp xúc trực tiếp với màng phủ vì màng phủ nằm dưới ánh sáng mặt trời sẽ rất nóng làm hỏng cây dưa hấu.
Khi cây con mọc lên khoảng từ 4-5 cm chúng ta bắt đầu úm lên gốc bằng sơ dừa, trấu và phân hữu cơ úm lại quanh gốc, công việc này thường được thực hiện trong tuần lễ đầu.
Kỹ thuật úm gốc khi cây dưa hấu còn nhỏ tránh tiếp xúc trực tiếp với màng phủ
Khi bón phân cho dưa hấu chúng ta sẽ bón lót và bón thúc, quá trình bón lót đã được chúng tôi giới thiệu ở phần kỹ thuật trồng dưa hấu, dưới đây là kỹ thuật bón thúc cho cây dưa hấu.
Tổng lượng phân bón thúc chúng ta có số lượng như sau:
Sau đó chúng ta chia ra thành 6 giai đoạn bón thúc như sau:
Chúng ta chia bón thúc thành 6 lần và một lần bón lót
Thời điểm bón thúc được thực hiện như sau:
Sau khi cây dưa hấu có từ 4 đến 6 lá chúng ta bắt đầu bấm ngọn để cây dưa hấu nảy chồi để lấy trái trên chồi.
Nhiệm vụ của bấm ngọn giúp tăng cường khả năng ra quả cho dưa hấu từ các chồi từ đó có nhiều cơ hội lựa chọn trái ngon phù hợp với mục đích trồng dưa hấu.
Việc bấm đọt giúp tạo thuận lợi giúp cây dưa lan ngắn đi và rộng hơn giúp tận dụng không gian trồng dưa hấu hiệu quả. Nếu không bấm chúng ta vẫn có thể nuối thân chính và chỉ để một chồi để nuôi trái.
Bấm đọt giúp tăng chồi cho cây dưa hấu
Sau khi bấm đọt cây dưa hấu sẽ bắt đầu ra chồi, thông thường chúng ta chỉ để khoảng 2 chồi và sau này chỉ chọn để lại một trái, đặc biệt do chùm nilon nên khả năng bám đất rất kém vì vậy chúng ta nên dùng que tre để cố định thân cây lại tránh bị gió thổi lật lại.
Thụ phấn cho hoa cái thứ 3 (Ngắt bỏ nụ hoa cái thứ 1 và 2 trước khi nụ hoa cái thứ 3 nở, thời gian thụ phấn bổ sung cho cây dưa từ 6-9 giờ (dưa không hạt và dưa chưng tết bắt buộc phải thụ phấn) Chọn hoa đực tốt quét nhị vào bướm nhụy của hoa cái, thời gian úp nụ (cả khu vườn) càng ngắn càng tốt (3-5 ngày) để các trái có cùng độ lớn. Trong thời gian thụ phấn cần lưu ý:
Thân dưa hấu nằm sát mặt đất, lá to tạo điều kiện thuận lợi nấm và sâu bệnh phát triển vì vậy có rất nhiều loại sâu bệnh tấn công dưa hấu như: bọ dưa, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, bệnh chết thắt cây con, bệnh chảy nhựa thân,..,
Vì vậy chúng ta cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe cây dưa từ đó sớm phát hiện sâu, nấm bệnh và có phương án xử lý, nếu diện tích canh tác lớn, để nâng cao hiệu quả phun thuốc chúng ta nên sử dụng Máy bay phun thuốc, bởi với lưu lượng và dung tích lớn không chỉ giúp bà con kịp thời phòng trừ sâu bệnh mà còn mang lại nhiều giá trị như:
Để tìm hiểu những thiết bị nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như máy bay phun thuốc, NX510, san phẳng mặt đất,…, xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.