Hạn mặn khốc liệt Miền Tây, bài toán tiết kiệm nước?

17-11-2021

Những tháng vừa qua hạn mặn đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho nông dân các tỉnh miền Tây, đặc biệt là những địa phương như: Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An. Mặc dù cả 5 tỉnh đều là những nơi có kinh nghiệm ứng phó với hạn mặn. Nhưng đợt hạn mặn này thật sự quá khốc liệt.

Những con kênh khô trơ đáy, những cánh đồng nứt nẻ, trơ trụi, mảnh đất màu mỡ, đầy sức sống ngày nào giờ như đang chết trước sự bất lực của chúng ta. Nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ đến từ sự biến đổi khí hậu, hay ông hàng xóm ích kỷ xây đập chặn nguồn nước mà còn đến từ ý thức, phương cách sử dụng nguồn nước ngọt của chúng ta trong sản xuất nông nghiệp.

Đã đến lúc chúng ta nghiêm túc xét lại bài toán sử dụng, bảo vệ nguồn nước ngọt trong hoạt động nông nghiệp. Các địa phương đã và đang triển khai các biện pháp truyền thống và hiện đại để đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả:

  1. Quan trắc độ mặn, liên tục kiểm tra nguồn nước, nếu thấy độ mặn giảm xuống dưới ngưỡng cho phép, lập tức mở cống hoặc bơm chủ động vào hồ chứa, các kênh dẫn vào nội đồng để trữ nước ngọt.
  2. Nạo vét hệ thống kênh mương làm tăng khả năng trữ ngọt vào mùa khô; duy tu, nâng cấp hệ thống cống, bọng để chủ động khắc phục, hạn chế rò rỉ, xâm nhập mặn; xây dựng đập thép, trạm bơm... tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc điều tiết, sử dụng nước phù hợp chocây trồng.
  3. Hỗ trợ dụng cụ trữ nước cho những khu vực dân cư sống phân tán.

Với các cá nhân, tổ chức, HTX, Doanh nghiệp… có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn (cánh đồng mẫu lớn, trang trại…. ), ngoài những giải pháp truyền thống thì cần nhanh chóng triển khai các công nghệ mới để chung tay chống hạn mặn vì bản thân cũng như cộng đồng.

  1. Sử dụng hệ thống phun sương, phun nhỏ giọt với một số loại cây trồng
  2. Phun thuốc trừ sâu, bvtv bằng máy bay nông nghiệp để tiết kiệm nước ( lên đến 90% )

Đặc biệt, thời gian qua, nhiều hộ, tổ chức hợp tác xã, dịch vụ nông nghiệp, Doanh Nghiệp… đã và đang triển khai rất hiệu quả phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái Globalcheck do Đại Thành cung cấp, chỉ cần 10 – 15 lít nước cho 1ha lúa/lần phun(xịt). Trong thời điểm hiện nay, giải pháp tiết kiệm đến 90% nước dùng cho hoạt động phun(xịt) thuốc BVTV & tưới phân bón qua lá trong sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết, bởi chỉ tính riêng mỗi ha trồng lúa đã tiết kiệm được từ 250 – 270 lít nước/ha/lần phun(xịt);

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm hiện nay của ĐBSCL khoảng 3,9 triệu ha, nếu ứng dụng phun thuốc bằng máy bay không người lái thì mỗi năm sẽ tiết kiệm ít nhất được 5 – 6 tỉ lít nước ngọt, như vậy sẽ giúp cho nông dân chúng ta không những tiết kiệm được rất nhiều nghìn tỉ đồng chi phí xăng, dầu, điện bơm nước mà còn giảm thiểu tối đa lượng thuốc BVTV dư thừa thẩm thấu vào môi trường, ảnh hướng trực tiếp đến nguồn nước và đất sản xuất.

Trong hoàn cảnh, biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, hạn mặn vẫn còn đang tiếp diễn, mới cảm thấy được chúng ta thật nhỏ bé trước thiên nhiên. Tuy nhiên, thay vì bị động ứng phó, hay đổ lỗi, chúng ta nên chủ động áp dụng ngay các giải pháp ( ưu tiên các giải pháp công nghệ ) để giải quyết vấn đề này. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lâu năm, Đại Thành chúng tôi luôn đồng cảm cao với các hộ nông dân, và luôn luôn sẵn sàng mang công nghệ mới sẵn có để giúp sức vào cuộc chiến chống hạn mặn.