Bón Lân Cây Cà Phê Thời Điểm Nào Là Tốt Nhất?

27-12-2024

Lân không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cà phê mà chúng còn giúp thúc đẩy quá trình sinh lý của cây, việc bón lân đúng cách sẽ giúp cây cà phê phát triển khỏe mạnh, ra hoa đậu quả và cho năng suất cao.

I. VAI TRÒ CỦA LÂN VỚI CÂY CÀ PHÊ

Để biết bón lân cây cà phê thời điểm nào là tốt nhất chúng ta phải biết lân có tác dụng gì với cây và cơ chế hoạt động như thế nào từ đó với nhận ra dấu hiệu khi nào cần bón lân và bón như thế nào mới đúng cách.

Chất lượng hạt cà phê phụ thuộc rất nhiều vào phân lânChất lượng hạt cà phê phụ thuộc rất nhiều vào phân lân

Lân có trong thành phần tạo nhân tế bào là Protein vì vậy lân đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo ra các bộ phận mới cho cây như: đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, phát triển rễ,…, chính vì vậy lân đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cà phê. Cụ thể dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số vai trò của lân với cây cà phê.

1.1.Phát triển bộ rễ

Lân có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân chia tế bào vì vậy nó giúp bộ rễ phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều rễ mới nhờ vậy nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

Ngoài ra lân còn củng cố thành tế bào giúp bộ rễ chắc khỏe hơn, điều này có vai trò vô cùng quan trọng giúp cây cà phê chống chịu lại môi trường, nấm và sâu bệnh.

1.2.Quá trình ra hoa, đậu quả

Như chúng ta biết lân có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, vì vậy lân tham gia vào quá trình hình thành mầm hoa, thúc đẩy cây cà phê ra nhiều hoa và đều hơn, không những vậy chúng còn giúp hạt phấn khỏe mạnh giúp tăng khả năng nảy mầm và thụ tinh cho hoa cây cà phê.

1.3.Chất lượng hạt cà phê

Lân không chỉ giúp tăng năng suất cho cây cà phê mà chất lượng cà phê cũng được cải thiện rất nhiều từ kích thước đến hương vị, độ đặm,.., cụ thể:

  • Kích thước: Lân giúp kích thước hạt cà phê lớn hơn do chúng hỗ trợ quá trình phân chia tế nào.
  • Hàm lượng đường: Lân tham gia vào quá trình tổng hợp đường nhờ vậy giúp tăng độ ngọt tự nhiên cho hạt cà phê.
  • Hàm lượng caffeine: Lân là chất xúc tác kích hoạt các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp caffeine, tăng cường quá trình tổng hợp chất trong đó bao gồm cả caffeine.
  • Hương vị:  Cũng giống như caffeine, lân kích hoạt các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ tạo nên hương vị cà phê và thúc đẩy quá trình tổng hợp chất liên quan đến hương vị.
  • Tăng hàm lượng dầu: Lân giúp tăng hàm lượng dầu trong hạt giúp cà phê có vị đậm đà hơn.

1.4.Tăng khả năng chịu hạn cho cây cà phê

Với địa hình trồng cà phê và hiện tượng biến đổi khí hậu khiến hạn hán ở các vùng trồng cà phê ngày càng trở nên nghiêm trọng, vì vậy vai trò chịu hạn cho cây cà phê ngày càng lớn, lân tham gia vào nhiều quá trình phát triển của cây trồng giúp tăng cường khả năng chống hạn cho cây như:

  • Kích thích bộ rễ phát triển nên tăng cường khả năng hút nước và chất dinh dưỡng vào sâu trong lòng đất.
  • Lân giúp tăng cường tích lũy tinh bột đây là nguồn năng lượng dự trữ giúp cây vượt qua giai đoạn thiếu nước.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây trồng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi.
  • Giảm thoát hơi nước nhờ chúng điều tiết khí khổng (cấu trúc điều tiết quá trình trao đổi khí giữa cây và môi trường) giúp giảm thiểu lượng hơi nước thoát ra từ lá, tăng khả năng tích nước bên trong cây trồng.

Phân lân giúp tăng khả năng chịu hạn cho cây cà phêPhân lân giúp tăng khả năng chịu hạn cho cây cà phê

II. THỜI ĐIỂM NÀO BÓN LÂN CHO CÂY CÀ PHÊ LÀ TỐT NHẤT

Khi chọn thời điểm bón lân chúng ta dựa vào nhiều yếu tố như chu kỳ phát triển cây cà phê cũng như tình trạng sức khỏe cây cà phê để chúng ta bón phân lân.

2.1. Thời điểm bón lân cho cây cà phê theo chu kỳ

Tùy theo giai đoạn phát triển sinh học của cây cà phê thông thường chúng ta sẽ có 3 giai đoạn cần bổ sung lân cho cây cà phê là:

  • Giai đoạn cây con: giai đoạn này cần bổ sung lân để giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, thích nghi với môi trường mới.
  • Giai đoạn ra hoa: giai đoạn này kích thích ra hoa cũng như khả năng đậu trái của cây cà phê.
  • Giai đoạn đậu trái: giúp nâng cao chất lượng của hạt cà phê, tăng kích thước, lượng caffeine, tinh dầu.

2.2. Sức khỏe cây cà phê

Ngoài chu kỳ trên, khi thấy cây cà phê có biểu hiện thiếu lân chúng ta cũng cần cung cấp lân cho cây cà phê kịp thời, cụ thể dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:

  • Chất lượng trái: hạt lép, nhỏ và tỷ lệ đậu trái thấp.
  • Sinh trưởng: lá nhỏ và có biểu hiệu bị vàng úa, sinh trưởng kém.
  • Bộ rễ: phát triển kém, ít rễ con.

Ghi chú: Khi bón lân chúng ta nên chọn thời điểm đất ẩm ướt tạo điều kiện giúp rễ cây hấp thụ lân tốt hơn.

III.KỸ THUẬT BÓN LÂN CHO CÂY CÀ PHÊ

3.1. Giai đoạn cây cà phê con

Giai đoạn này rất quan trọng nó kích rễ giúp cây cà phê nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, giai đoạn này chúng ta có 2 lần bón là bón lót và bón thúc, cụ thể:

  • Bón lót: trước khi trồng chúng ta bón từ 0,5 đến 1kg lân cho mỗi hố trồng cây cà phê.
  • Bón thúc: sau 1-2 tháng trồng chúng ta bón thúc cho cây cà phê con, mỗi cây sẽ bón từ 0,2kg-0,5g lân.

Bón lân giai đoạn cây con giúp cây cà phê dễ dàng thích nghi với môi trường mớiBón lân giai đoạn cây con giúp cây cà phê dễ dàng thích nghi với môi trường mới

3.2. Giai đoạn cây cà phê ra hoa

Trước khi cây cà phê ra hoa từ 1 đến 2 tháng chúng ta nên bón thúc cho cây cà phê, mỗi lần bón thúc khoảng từ 0,2-0,4kg phân lân, sau đó khi cây bắt đầu ra hoa chúng ta có thể bón thêm một lượng nhỏ phân lân nữa.

3.3. Giai đoạn đậu trái

Khi bắt đầu hình thành trái cà phê chúng ta bắt đầu bón lân giúp tăng chất lượng hạt cà phê, giai đoạn này chúng ta cũng bón từ 0,2-0,4kg phân lân cho mỗi cây, tuy nhiên tùy thuộc vào thực tế và sự hướng dẫn các chuyên gia chúng ta có thể thay đổi sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của cây cà phê.

IV. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ GIÚP CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ HIỆU QUẢ

Việc bón lân có hiệu quả hay không, nó không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật bón lân mà còn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe cây cà phê mà nó còn phụ thuộc nhiều vào cây dại cạnh tranh chất dinh dưỡng, môi trường giúp hấp thụ chất dinh dưỡng,…, dưới đây là một số công nghệ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân cho cây cà phê.

4.1. Máy cắt cỏ điều khiển từ xa GY800

Vườn cà phê thường có diện tích lớn, địa hình phức tạp nên việc cắt cỏ rất khó khăn, khi cỏ dại nhiều chúng sẽ gây ra một số tác hại như sau:

  • Cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây cà phê.
  • Tạo môi trường để sâu và nấm bệnh phát triển
  • Ngăn cản cấp oxy cho rễ

Để giải quyết vấn đề này chúng tôi cung cấp ra thị trường chiếc máy cắt cỏ điều khiển từ xa GY800, Anh/Chị có thể đứng xa tới 200m vẫn có thể thực hiện công việc cắt cỏ một cách dễ dàng và nhàn hạ.

4.2. Máy bay nông nghiệp G500pro

Sâu bệnh dịch hại luôn là nỗi phiền toái của người trồng cây, đặc biệt với cây cà phê có địa hình làm việc khó khăn, chiều cao cây lớn dẫn đến việc phun thuốc bảo vệ thực vật không chỉ vất vả mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người làm việc.

Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản với những chiếc máy bay xịt thuốc GlobalCheck, với sức mạnh vượt trội như:

  • Chỉ cần lập bản đồ mọi công việc xịt thuốc sẽ được drone tự động thực hiện.
  • Công suất lớn, điều kiện thuận lợi mỗi ngày chiếc drone có thể xịt tới 70ha.
  • Người vận hành có thể đứng xa khu vực làm việc hàng kilomet vẫn hoàn thành tốt công việc.

Ngoài những công nghệ trên GlobalCheck còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao giúp quá trình chăm sóc cây cà phê dễ dàng và hiệu quả, chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.