Sàn giao dịch tín chỉ carbon là một thị trường nơi các bên có thể mua bán tín chỉ carbon, tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại chứng nhận cho phép chủ sở hữu được quyền thải khí carbon dioxide hoặc khí thải nhà kính khác. Mỗi một tín chỉ carbon được tính bằng 1 tấn CO2.
Tín chỉ Carbon là chìa khóa chống biến đổi khí hậu
Thị trường carbon bắt đầu từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.
Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.
Bản thân trong mỗi quốc gia cũng xây dựng sàn giao dịch tín chỉ Carbon cho riêng mình, hiện nay các sàn giao dịch tín chỉ carbon đã được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới như:
a. Sàn giao dịch EU Emissions Trading System (EU ETS)
EU ETS nhằm giúp các nước thành viên EU hạn chế hoặc giảm thiểu lượng khí thải nhà kính bằng việc cho phép người tham gia mua hoặc bán hạn ngạch khí thải.
Hạn ngạch khí thải được xem như là một dạng tiền tệ - một hạn ngạch được cấp cho cho người có quyền thải ra một tấn CO2 hoặc khí thải nhà kính khác.
b. Sàn giao dịch California Cap-and-Trade Program
Đây là một sàn giao dịch tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, và là một phần của Western Climate Initiative, bao gồm cả các tỉnh của Canada.
c. Sàn Japan Carbon Credit Trading Scheme (J-Credits)
Sàn giao dịch tín chỉ carbon “J-credits” khai trương ngày 11-10-2023 trên sàn chứng khoán Tokyo (TSE). Ban đầu có 188 công ty và tổ chức Nhật Bản tham gia mua bán tín chỉ carbon được chính phủ xác thực thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý rừng.
Nhật Bản ra mắt sàn giao dịch tín chỉ Carbon J-Credits
d. Sàn Regional Greenhouse Gas Initiative (RGGI)
Đây là một sáng kiến của một số tiểu bang phía Đông của Hoa Kỳ nhằm giảm khí thải từ các ngành sản xuất điện.
e. Sàn China National Emissions Trading Scheme
Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống giao dịch tín chỉ Carbon quốc gia của mình vào năm 2021, với kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
f. Sàn Kazakhstan Emissions Trading Scheme
Kazakhstan đã thành lập hệ thống giao dịch khí thải quốc gia của mình vào năm 2013.
g. Sàn New Zealand Emissions Trading Scheme
Đây là hệ thống giao dịch tín chỉ Carbon quốc gia của New Zealand, bắt đầu hoạt động từ năm 2008.
Việt Nam trong năm 2020 cũng đã bắt đầu xây dựng văn kiện luật về hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Cụ thể theo Khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa như sau: “Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương”.
Việt Nam ra mắt sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN
Thống kê của Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu, Việt Nam có khoảng 40 triệu tín chỉ Carbon đồng thời nước ta cũng cam kết đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng khí carbon về không.
Theo đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” từ nay đến hết năm 2027, nước ta tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon,.. và dự kiến 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ Carbon.
Để giảm phát thải khí Carbon trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều cách, trong đó phổ biến nhất đó là sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật vi sinh.
Ngoài ra việc áp dụng công nghệ cũng giúp giảm phát thải khí nhà kính nhờ tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và sử dụng năng lượng tái tạo.
Ví dụ như Máy bay nông nghiệp sử dụng công nghệ phun ly tâm kết hợp với khả năng tính toán chính xác nâng cao hiệu quả phun, đặc biệt không còn hiện tượng thừa thuốc giúp bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
Công nghệ phun ly tâm giúp tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật
Ghi chú: Phun ly tâm là công nghệ sử dụng lực quay ly tâm phá vỡ nước thành sương, nhà vậy thuốc bảo vệ thực vật có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách giúp nâng cao hiệu quả phun thuốc và tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoải ra ta cũng có thể sử dụng những công nghệ có độ chính xác cao như thiết bị dẫn đường tự động NX510 giúp tiết kiệm vật tư, nước ,giống, phân bón,… góp phần quan trọng trong quá trình giảm phát thải khí carbon trong sản xuất nông nghiệp.
Để tìm hiểu về các thiết bị nông nghiệp thông minh giúp giảm phát thải khí Carbon xin vui lòng liên hệ 09818.585.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu "NHẬN TƯ VẤN" chúng tôi sẽ liên hệ ngay sau khi nhận được yêu cầu.