Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp An Giang

17-11-2021

HỘI NHẬP EVFTA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG

Hiệp định thương mại tự do EVFTA (hiệu lực từ ngày 01/08/2020) giúp cắt giảm thuế cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như: Nông sản, thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may,.... Điều này đã tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu hội nhập, nông nghiệp Việt cần tuân thủ nghiêm ngặt về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu; cũng như tuân thủ về sở hữu trí tuệ, về lao động và môi trường. Vì vậy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; ứng dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; là điều kiện để đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt trên trường quốc tế; tăng lợi thế cạnh tranh với các nước cùng thế mạnh.

An Giang - một trong các tỉnh có sản lượng lúa cao nhất nước ta. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn là việc làm cần thiết lúc này.

Ngày 25 Tháng 9 năm 2020, trung tâm kỹ thuật - dịch vụ nông nghiệp; thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang; kết hợp với Công ty cổ phần Đại Thành đã tổ chức buổi toạ đàm: “Đối thoại chuyên đề nông nghiệp An Giang - Ứng dụng công nghệ cao trong hội nhập EVFTA”

hoi-nhap-evfta-ung-dung-cong-nghe-cao-trong-nong-nghiep-an-giang

Hội nhập EVFTA: Tại sao phải ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp?

Như chúng ta đã biết, EU là một thị trường tiềm năng nhưng cũng vô cùng khó tính; đặc biệt về vấn đề an toàn thực phẩm, lao động, môi trường, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm,... Mà đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, kỹ thuật công nghệ chưa cao; đặc biệt trong vấn đề phun thuốc bảo vệ thực vật; dẫn đến lượng tồn dư hoá chất cao; lượng hoá chất xả ra môi trường lớn và không đảm bảo sức khoẻ cho người lao động; cộng thêm vấn đề xây dựng thương hiệu cho nông sản còn yếu do khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản, nhất là lúa gạo.

Nếu chúng ta không xây dựng gấp một hệ thống sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thì những ưu đãi về thuế cho xuất khẩu nông sản Việt sẽ khó mà duy trì được.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp bao gồm những gì để đáp ứng hội nhập EVFTA?

Giảm thiểu lao động thủ công, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động

Với máy bay không người lái điều khiển từ xa P-Globalcheck (PG), chỉ với một cái bấm nút thì công việc đã được thực thi ngay lập tức. Tốc độ, hiệu quả làm việc của PG gấp 30-40 lần so với thủ công.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ giảm đáng kể sức lao động của người nông dân, đảm bảo thời gian làm việc tiêu chuẩn cũng là đảm bảo sức khoẻ của bà con. Ngoài ra, do PG được là hệ thống tự vận hành nên đảm bảo bà con không bị nhiễm hóa chất độc hại; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người lao động.

Giảm tồn dư thuốc BVTV trên nông sản và môi trường

Sử dụng máy bay phun thuốc PG, với công nghệ phun ly tâm cắt nhỏ hạt thuốc thành các hạt kích thước micromet (siêu nhỏ dạng sương mù). Do vậy, các hạt thuốc dễ dàng bám dính trên cây trồng, tăng hiệu quả thẩm thấu, lượng tồn dư và xả thải ra môi trường gần như bằng không. Việc thay thế các loại thuốc hóa học bằng thuốc bvtv sinh học cũng là một trong những giải pháp giúp giảm việc sử dụng hóa chất, bảo vệ môi trường.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt

Việc xây dựng thương hiệu không đơn giản chỉ dừng lại ở nhãn hiệu, logo. Với phần mềm AGRICHECK, người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn về nhãn hiệu họ sử dụng; nguồn gốc sản phẩm đảm bảo đúng sự thật; cũng là đảm bảo cho lợi ích của doanh nghiệp nông nghiệp và người nông dân.

Như vậy, nếu nông sản của chúng ta đã đảm bảo đủ điều kiện để cung ứng xuất khẩu thì việc xây dựng thương hiệu là bắt buộc.
 

Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=JU3dfQwYvk0

Toạ đàm: “Đối thoại chuyên đề nông nghiệp An Giang - Ứng dụng công nghệ cao trong hội nhập EVFTA”

Đứng trước những cơ hội và thách thức kể trên, được sự quan tâm của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang, bà con nông dân An Giang đã được tiếp cận công nghệ hiện đại qua chiếc máy bay phun thuốc không người lái P-Globalcheck (PG).

Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Đức Trường - TGĐ công ty cổ phần Đại Thành đã giải thích về lợi ích của PG giúp giảm sức lao động cho bà con như thế nào. Bà con rất hào hứng tham gia và đặt câu hỏi về các vấn đề chi phí, chế độ hỗ trợ, bảo hành, bào trì, vận hành máy.

“Việc vận hành chỉ cần một lao động và một chiếc xe máy là đã có thể dễ dàng làm việc nhiều giờ liền trên một diện tích cánh đồng lớn. Vì thiết bị bay tự động nên trong lúc chờ máy bay cất cánh rồi quay lại thì có thể tận dụng để pha thuốc, sạc pin đến khi máy bay quay lại thì lắp vào là xong. Việc vận chuyển thì thêm một một người hỗ trợ lúc đi và về nữa. Các đội bay là đại lý của chúng tôi đang tổ chức rất tốt việc này. Có thể đến tham quan, học hỏi về triển khai cho các địa phương khác” Ông Nguyễn Đức Trường chia sẻ.

Công ty Cổ phần Đại Thành được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck... Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.